Bán hạ bắc – dược liệu mang đến giá trị bất ngờ trong y học

Các loại dược liệu giữ một vai trò quan trọng đối với nền y học cổ truyền. Đặc biệt, con người đã tận dụng tính chất, đặc điểm của cây cỏ để mang đến các bài thuốc có giá trị. Bán hạ bắc cũng là loài thực vật được sử dụng thường xuyên trong y học. Vị thuốc này giúp trị ho, bệnh tiêu hóa kém, nôn ói, mụn nhọt,… Hãy cùng Visuckhoe.vn tìm hiểu kỹ hơn về loại dược liệu này thông qua nội dung bên dưới nhé.

1. Đặc điểm của bán hạ bắc

Bán hạ bắc còn được gọi là Thủy ngọc, Địa văn, Hòa cô (Ngô Phổ Bản Thảo), Thủ điền, Thị cô. Cây thuộc họ Ráy, tên khoa học: Rhizoma Pinelliae. Cây mọc hoang và được trồng tại nhiều tỉnh của Trung Quốc.

Hình dáng

Đây là loại cây thân củ, lá có cuống dài. Vào mùa xuân, cây mọc lên từ 1 -2 lá, được chia thành 3 thùy. Tùy vào vào tuổi của cây mà lá có hình trứng hay hình tim, hình bầu dục hay hình kim phình giữa. Chúng có màu xanh, nhẵn bóng và không có lông. Dược liệu được 3 tuổi sẽ nở hoa và đầu mùa hạ. Hoa có bao lớn, màu xanh. Hoa đực mọc ở trên, màu trắng. Hoa cái ở phía dưới, có màu xanh nhạt. Qủa của chúng có dạng trứng, hình bầu dục.

Hình dáng cây bán hạ bắc
Hình dáng cây bán hạ bắc

Thu hái, bào chế

Thân rễ là bộ phận được dùng để bào chế thuốc. Vào mùa hè, người dân tiến hành đào củ về, rửa sạch để loại bỏ đất cát và bụi bẩn. Sau đó cắt bỏ đi lớp vỏ ngoài màu vàng tro rồi đem phơi khô. Người dân có nhiều cách bào chế dược liệu khác nhau như:

  • Lấy dược liệu ngâm nước 10 ngày, vớt ra, ngâm tiếp với Bạch phàn. Mỗi ngày thay nước 1 lần, đến khi nếm vào không còn cảm giác tê thì vớt ra, phơi trong bóng râm. Hoặc sử dụng cam thảo giã dập hòa với nước vôi, gạn bỏ cặn rồi cho dược liệu vào ngâm. Mỗi ngày đều khuấy, đến khi củ thấm vàng đều thì vớt ra phơi trong bóng râm. Hai phương pháp này đều có tên chung là pháp bán hạ.
  • Khương bán hạ được điều chế theo pháp bán hạ, thêm gừng tươi và Bạch phàn vào, đun cho thấm đều. Sau đó đem dược liệu ra phơi cho ráo, cắt thành từng miếng, phơi khô.
  • Chế thành pháp bán hạ, sau đó thêm Bạch phàn và nước sạch. Đun thật kỹ, phơ cho ráo nước, ủ ấm rồi cắt thành từng miếng, phơi trong bóng râm. Phương pháp này gọi là thanh bán hạ.
  • Bán hạ khúc: Nước phèn chua đun sôi, cho dược liệu sống vào, ngâm qua đêm. Ngày hôm sau tiếp tục thực hiện đun nước khác, thay thế nước cũ. Làm liên tục trong 7 ngày 7 đêm rồi đem ra phơi khô, tán bột.

Thành phần hóa học

Trong bán hạn bắc chủ yếu chứa Coniine, Protoanemonin, Aspartic acid, Glutamic acid, Arginine, b-Sitosterol, Homogentisic acid, Nicotine và Cholesterol. Tại Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản] 1962, cho rằng dược liệu có Choline, b-Sitosterol, Daucosterol. Ngoài ra, một số tài liệu khác cho thấy vị thuốc này gồm Ephedrine, Homogentisic acid, Protocatechualdehyde,…

2. Công dụng dược lý của bán hạ bắc

Theo y học cổ truyền

Đây là dược liệu có vi cay, tính ấm, đi và các kinh: Phế, Tỳ, Vị. Dược liệu được dùng để táo thấp (làm khô ẩm thấp), hóa đờm, giáng nghịch (hạ hơi đưa lên) và cầm nôn. Tùy vào cách chế biến, thầy thuốc đông y đã sử dụng dược liệu theo mục đích khác nhau.

  • Tỳ vị không điều hòa, nhiều đờm dùng pháp bán hạ.
  • Thanh bán hạ dùng khi cơ thể hư nhược, khó tiêu, đờm nhiều hoặc trẻ em ăn uống kém, bệnh nhẹ.
  • Khi non ói hoặc ho sử dụng khương bán hạ.
  • Trường hợp kiện tỳ vị, tiêu hóa kém có bán hạ khúc.
  • Bán hạ sống chỉ dùng để bên ngoài với mụn nhọt sưng đau.
Bán hạ bắc chữa bọ cạp, ong đốt
Bán hạ bắc chữa bọ cạp, ong đốt

Theo y học hiện đại

Những nghiên cứu hiên đại cho thấy bán hạ bắc có nhiều công dụng. Cụ thể như sau:

  • Cầm nôn: Dược liệu ở các dạng cao lỏng, bột, nước sắc đều có tác dụng cầm nôn một cách hiệu quả. Tuy nhiên, khi dược liệu dùng sống có thể gây buồn nôn.
  • Chống nhiễm độc: Nhiễm độc Strychnin và Acetycholin, các sản phẩm của bán hạ bắc có khả năng giải độc.
  • Giảm ho: Thực nghiệm trên mèo và chuột cống cho kết quả khả quan. Dược liệu giúp giảm ho, giảm tiết nước bọt và làm chậm quá trình bệnh.

3. Độc tố của bán hạ bắc

Sử dụng dược liệu sống dẫn đến bị tê lưỡi. Khi uống liều lượng lớn, miệng và họng sẽ có cảm giác tê cay mạnh, ngứa, nóng bỏng, sưng. Có thể gây buồn nôn hoặc nôn, nói ngọng, khan tiếng, miệng há ra khó. Trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến khó thở, nghẹt thở và tử vong. Chính vì vậy đây được xem là một vị thuốc có độc tính cao, nguy hiểm, là ” con dao 2 lưỡi” đối với người sử dụng.

Đối với trường hợp bị nhiễm độc, có thể áp dụng phương pháp sau.

  • Dùng 1 – 2% tannic acid rửa bao tử, cho uống lòng trắng trứng gà, nước chè (trà) đậm hoặc giấm loãng.
  • Giấm loãng 30 – 60ml gia ít nước Gừng để uống hoặc ngậm và nuốt từ từ.
  • Sử dụng gừng tươi, sắc lấy nước uống.

4. Một số bài thuốc có thành phần dược liệu

Chữa đau đầu, chóng mặt, mạch huyền, hoạt do phong đờm

Chuẩn bị: Bán hạ chế 6 – 8g, Bạch linh 8 – 12g, Cam thảo 2 – 4g, Bạch truật 8 – 12g, Thiên ma 6 – 8g cùng Quất hồng 6 – 8g.

Thực hiện: Sắc lấy nước uống.

Chữa ho nhiều đờm, ngực đầy, tim tức, nôn ọe

Chuẩn bị: Bán hạ 8 – 12 g, Phục linh 12g, Trần bì 8 – 12 g và Cam thảo 4 g.

Thực hiện: Sắc lấy nước, chia thành 1 lần uống/ ngày.

Chữa nôn mửa, tiêu chảy

Chuẩn bị: Bán hạ (ngâm rửa, sao vàng) 80g, Đinh hương 60g cùng với Hoắc hương (lá) 40g.

Thực hiện: Các vị trên đem tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 16g, thêm 7 lát gừng rồi sắc uống.

Bán hạ bắc chữa nôn mửa, tiêu chảy
Bán hạ bắc chữa nôn mửa, tiêu chảy

Chữa đờm nhiều, ngực đầu, thở ngắn

Chuẩn bị: Bán hạ bắc 200g và Phục linh 120g.

Thực hiện: Tán thành bột mịn, Mỗi lần sử dụng 16g cùng với 7 lát gừng, 1 chén nước. Uống khi còn nóng.

Chữa bọ cạp, ong đốt

Chuẩn bị: Bán hạ bắc.

Thực hiện: Dược liệu tán thành bột mịn, trộn với nước rồi bôi lên vùng bị đốt.

5. Lưu ý khi sử dụng

Bán hạ bắc có nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên vẫn có độc tố và kiêng kỵ riêng. Người dùng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Dược liệu kỵ với máu dê, Hải tảo, Mạch nha và Đường.
  • Không nên kết hợp với Tạo giác, Ô đầu.
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú không nên sử dụng dược liệu.
  • Người ho khan, âm hư hoặc khạc ra máu, nhiệt trong cơ thể nhiều không nên dùng.
  • Khi gặp bất cứ dấu hiệu bất thường nào cần đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.

6. Mua bán hạ bắc ở đâu?

Bán hạ bắc được tìm thấy nhiều tại các chợ đông y học nhà thuốc y học cổ truyền. Ngoài ra, dược liệu còn được bán rộng rãi trên các trang thương mại điện tử. Hiện nay trên thị trường các sản phẩm đông y xuất hiện hàng kém chất lượng và không có nguồn gốc rõ ràng. Việc này không những làm mất đi hiệu quả của thuốc mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính vì vậy, người mua cần cẩn trọng và lựa chọn địa chỉ đáng tin cậy.

Bài viết vừa tổng hợp đặc điểm, công dụng và cách dùng của bán hạ bắc. Đây là loại dược liệu có giá trị trong y học. Bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Hy vọng những thông tin Visuckhoe.vn cung cấp hữu ích đối với bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *