Các lợi ích của cam thảo khiến bạn bất ngờ

Cam thảo được biết đến là nguyên liệu để pha các loại thức uống yêu thích. Sự có mặt của nó góp phần làm cho mùi vị của món ăn, thức uống thêm thơm ngon và hấp dẫn. Không những thế, đây còn là loại dược liệu có nhiều công dụng và phổ biến trong cả đông y lẫn tây y. Nó giúp chữa chữa ho, đau sưng họng, thanh nhiệt, tăng cường sức đề kháng, … Dược liệu có đặc điểm, thành phần, công dụng và cách dùng như thế nào? Để tìm hiểu rõ hơn về vị thuốc này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau của Visuckhoe.vn.

1. Cam thảo là gì?

Cam thảo là loài thực vật thuộc họ đậu, có tên khoa học là Glycyrrhiza glabra (plant), Glycyrrhiza glabra typical (plant), Glycyrrhiza glabra v (plant), Axit Glycyrrhizique, Axit Glycyrrhizinique.

Đặc điểm cây cam thảo nam

Cây mọc nhiều ở Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan hoặc châu Mỹ. Tại Việt Nam nó mọc hoang ở khắp nơi. Cây mọc thẳng đứng, có chiều cao khoảng 0,4 – 0,7 m, thân già hóa gỗ tại gốc. Lá mọc đối nhau hoặc vòng 3 lá. Phiến nguyên, hẹp dần ở gốc, có kích thước dài 3 – 5 cm, rộng 1,5 – 3,0 cm. Mép lá có hình răng cưa, gân hình lông chim. Hoa màu trắng, mọc ở kẽ lá riêng lẻ hoặc thành từng đôi. Chúng có màu trắng, cuống dài 0,8 – 1,5 cm.

Toàn bộ cây từ rễ, thân, lá đều có thể dùng để làm dược liệu. Cây được thu hoạch quanh năm, sau khi đem về tiến hành rửa sạch để loại bỏ đất cát, tạp chất. Đem phơi hoặc sấy khô dược liệu, bảo quản để dùng dần.

Đặc điểm cây cam thảo bắc

Cây cam thảo bắc hiện nay được trồng ở Trung Quốc với quy mô lớn. Cây nhỏ, sống nhiều năm, có một hệ thống rễ và thân ngầm phát triển mạnh mẽ. Thân ngầm có thể đâm ngang đến 2m, từ đây mọc lên các thân khác. thân yếu, mọc thẳng đứng, cao 0,5 – 1,5 m. Lá kép hình lông chim, có  9 – 17 lá chét hình trứng. Hoa có màu tím nhạt, hình bướm.

Sau khi cây trồng được 3 -4 năm, tiến hành thu hoạch vào cuối thu. Có thể dùng sống hoặc bào chế thành bột mịn hay tẩm mật đều được.

Đặc điểm cây cam thảo bắc
Đặc điểm cây cam thảo bắc

2. Tác dụng của cam thảo

Theo y học cổ truyền

Trong đông y, vị thuốc cam thảo nam giúp bổ tỳ, sinh tân, nhuận phế, thanh nhiệt giải độc, lợi niệu. Trong khi đó, cam thảo bắc lại có vị ngọt, tính bình, có tác dụng kiện tỳ ích khí, nhuận phế chỉ ho. Ngoài ra, dược liệu còn giải độc, chỉ thống, điều hóa tác dụng các thuốc. Vị thuốc này chữa cảm, mất tiếng, ho, viêm họng, đau dạ dày, mụn nhọt, tiêu chảy mọt cách hiệu quả.

Theo y học hiện đại

Những nghiên cứu hiện đại cho thấy cả hai vị thuốc nam và bắc đều có nhiều công dụng đối với sức khỏe của con người. Cụ thể:

  • Cây cam thảo nam có khả năng chống lại bệnh đái tháo đường, giảm đường huyết và tăng lượng hồng càu trong máu. Ngoài ra, dược liều còn có khả năng thúc đẩy quá trình làm lành vết thương và giảm lượng mỡ trong cơ thể.
  • Cam thảo bắc cho thấy công dụng đa dạng và phong phú hơn. Nó chữa ho, chữa loét dạ dày, tăng cường hệ miễn dịch, bồi bổ cơ thể. Đồng thời, các saponin có tác dụng long đờm. Giảm lượng nước tiểu, tăng huyết áp, ức chế enzym monoaminoxydase, chống viêm, chống loét, làm lành vết thương,… cùng rất nhiều tác dụng khác được tìm thấy.
Cam thảo trị loét dạ dày
Cam thảo trị loét dạ dày

3. Một số bài thuốc có dược liệu

Trị ho

Chuẩn bị: Cam thảo nướng 120g.

Thực hiện: Đem dược liệu nghiền thành bột mịn. Mỗi lần dùng 4g, ngày uống từ 3 – 4 lần.

Trị loét dạ dày

Chuẩn bị: Cao Cam thảo.

Thực hiện: Dùng dược liệu 2 phần, hòa với 1 phần nước. Ngày uống 3 lần, mỗi lần dùng 1 thìa cà phê.

Trị mụn nhọn và ngộ độc

Chuẩn bị: Cao mềm Cam thảo.

Thực hiện: Uống 1 -2 thìa cà phê mỗi ngày.

Trị tâm phế suy nhược, khó thở, mệt xỉu, mạch nhỏ yếu

Chuẩn bị: Cam thảo 12g, Nhị sâm 8g và Đương quy 10g.

Thực hiện: Các vị trên đem nghiền thành bột, mỗi lần dùng 4g, ngày uống 3 -4 lần.

Cam thảo trị tâm phế suy nhược, khó thở, mệt xỉu, mạch nhỏ yếu
am thảo trị tâm phế suy nhược, khó thở, mệt xỉu, mạch nhỏ yếu

4. Lưu ý khi dùng vị thuốc cam thảo

Trước khi sử dụng cam thảo, người dùng cần chú ý đến các vấn đề sau:

  •  Người tỳ vị hư nhược, chướng bụng, nôn mửa, huyết áp thấp và tiểu đường không nên dùng dược liệu.
  • Nam giới đang độ tuổi sinh đẻ dùng dược liệu liên tục với liều dùng 8g mỗi ngày có thể làm suy giảm testosterone, gây ra tình trạng bất lực.
  • Người bị táo bón mãn tính, ho nhiều, khó thở, viêm phế quản mãn tính không nên sử dụng.
  • Không sử dụng đối với bệnh nhân bị rối loạn huyết áp hoặc tăng huyết áp.
  • Người bình thường, không mắc bệnh về gan, mật thì không nên sử dụng, sẽ gây áp lực cho thận và gan.
  • Không sử dụng dược liệu chung với Đại kích, Cam toại, Nguyên hoa và Hải tảo.

5. Mua cam thảo ở đâu?

Cả hai loại cam thảo đều được bán nhiều tại các chợ đông y hoặc nhà thuốc y học cổ truyền. Bên cạnh đó, dược liệu cũng được bán trên các trang thương mại điện tử, mạng xã hội hoặc website. Người mua có thể dễ dàng tìm kiếm và đặt hàng. Tuy nhiên, hiện nay dược liệu kém chất lượng và không rõ nguồn gốc xuất hiện tràn lan. Bạn cần cẩn trọng và lựa chọn địa chỉ uy tín, đáng tin cậy, tránh “tiền mất tật mang”.

Có thể nói, cam thảo là vị thuốc có nhiều giá trị và công dụng đối với con người. Để thuốc phát huy hiệu quả tối đa, đồng thời đảm bảo an toàn và tránh rủi ro, người dùng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia trước khi sử dụng. Chúc bạn đọc có thêm được nhiêu kiến thức hữu ích trên hành trình chăm sóc sức khỏe của mình nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *