Công dụng tuyệt vời của cây Cỏ ngọt

Cây cỏ ngọt từ lâu đã được xem như một chất thay thế đường lành mạnh, có thể làm ngọt tự nhiên mà không có những tác động tiêu cực đến sức khỏe. Ngoài ra loài thực vật này cũng được biết đến với công dụng chữa bệnh và làm các loại thuốc khác nhau. Trong bài viết này hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về loại cây này nhé.

>>> Khám phá ngay:

1. Cây cỏ ngọt là gì?

Cỏ ngọt ( Stevia rebaudiana) là loại cây bụi, có nguồn gốc từ miền Bắc và Nam của nước Mỹ. Ngày nay cây được trồng phổ biến ở nhiều nước, đặc biệt là Trung Quốc. Về Việt Nam, nó còn có tên gọi khác là cúc ngọt hay cỏ đường.

Hình dáng bên ngoài của cây khá nhỏ, có chiều cao khoảng 100 cm. Lá cây mọc đối xứng với nhau, có hình răng cưa ở mép, rộng 15cm – 30cm, dài khoảng 30cm – 60cm. Trong quá trình phát triển, cỏ ngọt khi được 6 tháng tuổi sẽ bắt đầu hóa gỗ ở phần gốc. Những cành non sẽ được bao phủ bởi một lớp lông tơ mịn.

cây cỏ ngọt
cây cỏ ngọt

Hoa của cây cỏ ngọt thường nở vào tháng 11 hoặc tháng 12 hằng năm. thông thường hoa sẽ mọc thành từng cụm 5 bông với nhau. Mỗi hoa có 5 cánh, màu trắng ngà, thơm nhẹ. Nhị hoa có 2 òi dài, thò ra bên ngoài.

2. Lợi ích của cây cỏ ngọt đối với con người

Hỗ trợ người bị bệnh tiểu đường

Lượng đường mà cỏ ngọt cung cấp không tạo ra calo nên rất thích hơp để hỗ trợ người mắc bệnh tiểu đường cấp độ 2. Nó kiểm soát đường huyết hiệu quả, giảm lượng đường sau khi ăn. Theo nghiên cứu từ National Library of Medicine – Thư viện y học quốc gia Mĩ, lượng tiêu thụ chất tạo ngọt có trong cây giúp lượng đường trong máu rất giảm nhiều hơn so với nhóm tiêu thụ tinh bột.

Trong một nghiên cứ khác trên chuột mắc bệnh tiểu đường cho thấy những chiết xuất từ cây cỏ ngọt giảm đượclượng đường cao hơn 5% so với những con chuột tiểu đường sử dụng chế độ ăn kiểm soát đường máu thông thường. Điều này cho thấy Cây cỏ ngọt thật sự có tác dụng và hỗ trợ tích cực cho người bị bệnh tiểu đường.

Cải thiện và chăm sóc da

Những thành phần trong cỏ ngọt là công thức làm đẹp da hiệu quả. Loại cây này có khả năng ứng chế sự lây lan của vi khuẩn, chống viêm nhiễm, giảm nhờn. Nó còn điều trị một số bệnh ngoài da như: phát ban nhiệt, chàm, mụn trứng cá, bỏng da,… Từ đó giúp làn da luôn tươi sáng, mịn màng.

Cây cỏ ngọt cải thiện và chăm sóc da
Cây cỏ ngọt cải thiện và chăm sóc da

Cung cấp đường cho phụ nữ mang thai

Phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ cần kiểm soát và cung cấp một lượng đường thích hợp. Trong cỏ ngọt có chứa hợp chất Glycoside steviol – là một chất tạo ngọt an toàn cho phụ nữ mang thai. Khi sử dụng một lượng vừa phải nó không hề có tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản hoặc thai kỳ. Chính vì vậy trong thời ky này các mẹ bầu nên lựa chọn những sản phẩm được FDA chấp thuận có chứa glycoside steviol để an toàn và tốt cho sức khỏe của hai mẹ con nhé!

Kiểm soát lượng đường của trẻ em

Trẻ em là đối tượng yêu thích đồ ngọt và tiêu thụ lượng lớn thức ăn chưa nhiều đường nhất. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), tiêu thụ nhiều đường hơn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, làm biến đổi mức triglyceride và cholesterol, góp phần làm tăng cân ở trẻ em. Sử dụng cỏ ngọt với mọt lượng phù hợp cùng với kiểm soát lượng thức ăn mỗi ngày giúp phụ huynh yên tâm phòng ngừa các bệnh từ việc tăng cân, béo phì của con mình.

Một số công dung khác

  • Thành phần có mặt trong đơn thuốc trị rối loại tiêu hóa, giảm đau, cao huyết áp, béo phì,…
  • giảm nhu cầu chất đường và tinh bột trong cơ thể, giúp người bệnh không còn đau đầu, mất ngủ.
  • Hạ nhiệt, lợi tiểu khi kết hợp cỏ ngọt với lá trà Atiso, nhân trần và cam thảo.
  • Sử dụng thay thế cho chế phẩm nước ngọt, bánh kẹo, mứt
  • Nguyên liệu dùng để chế biến các sản phẩm trong ngành thực phẩm.

Duy trì sức khỏe răng miệng

Cỏ ngọt là môt chất phụ gia phổ bến trong kem đánh răng à nước súc miệng. Nó có tác dụng làm giảm vi khuẩn trong khoan miêng. Đồng thời, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thành phần của cỏ ngọt có khả năng ngăn ngừa sâu răng và viêm lợi hiệu quả.

3. Tác dụng phụ của cây cỏ ngọt

Là loài cây có đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe của con người, tuy nhiên cỏ ngọt có một số tác dụng phụ khi sử dụng. Cụ thể, với chất làm ngot không calo sẽ làm giảm lượng lợi khuẩn đường ruột – nơi có vai trò trung tâm trong việc ngăn ngừa bệnh tật, tiêu hóa và miễn dịch. Sử dụng chất ngọt không calo có thể khiến bạn tiêu thụ nhiều calo hơn trong ngày, dẫn đến việc cơ thể muốn tìm các loại thực hẩm khác để bổ sung năng lượng, gây thừa cân.

Ngoài ra, sản phẩm của cỏ ngọt có thể chứa cồn đường như sorbitol và xylitol. Đây là những chất tạo ngọt có liên quan đến đến vấn đè tiêu hóa ở những người nhạy cảm. Chính vì vậy tình trạng đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy có thể xả ra đối với những người mẫn cảm với rượu đường.

4. Những lưu ý khi sử dụng cỏ ngọt

Khi sử dụng cỏ ngọt này bạn cần tuân thủ theo một số nguyên tắc nhất định:

Cỏ ngọt là một loại dược liệu , nó sẽ tốt khi sử dụng một lượng vừa phải không nên quá lạm dụng. Khi dùng quá liều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình điều trị

Cần có sự chỉ định của chuyên gia hay người có chuyên môn trước khi kết hợp cỏ ngọt với các loại dược liệu khác hoặc thuốc tây.

Đối với phụ nữ có thai, người đang cho con bú và trẻ nhỏ cầ có lời khuyên của bác sĩ hoặc người đủ chuyên môn, không được tự ý sử dụng.

Không nên đun, sắc thuốc có thành phần cây cỏ ngọt bằng những dụng cụ bằng kim loại. Hiệu quả tốt nhất khi sử dụng vật liệu bằng gốm, sứ trong quá trình đun thuốc.

5. Mua cây cỏ ngọt ở đâu, giá bao nhiêu?

Hiện nay bạn có thể dễ dàng tìm thấy và mua cây cỏ ngọt trên các sàn thương mại điện tử, chợ truyền thống và cơ sở y học cổ truyền. Đối với cây cỏ ngọt tươi sẽ có giá giao động từ 15.000 – 20.000 vnd/ cây. Sản phẩm chế biến thành phẩm hoặc sấy khô sẽ có giá cao hơn. Bạn nên chọn một địa chỉ uy tín, đảm bảo chất lượng để mua tránh” tiền mất tật mang”.

Công dụng tuyệt vời từ cây cỏ ngọt
Công dụng tuyệt vời từ cây cỏ ngọt

Trên đây là toàn bộ những thông tin về cây cỏ ngọt cũng như tác dụng của nó. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn khi lựa chọn và sử dụng cỏ ngọt với bất kỳ mục đích gì nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *