Vị thuốc địa liền – công dụng chữa bệnh bất ngờ

Sức khỏe luôn là sự quan tâm hàng đầu của con người. Chính vì vậy y học cổ truyền từ lâu đã được coi trọng và phát triển. Trong đó, các loài dược liệu góp phần quan trọng vào việc điều trị. Tùy vào đặc điểm, thành phần của từng loại, công dụng của chúng cũng khác nhau. Trong đó địa liền là vị thuốc dùng chữa đau nhứt xương khớp, bênh liên quan đến tiêu hóa như dạ dày, đầy bụng,… Mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu và khám phá rõ hơn về loại cây này thông qua bài viết của Visuckhoe.vn

1. Địa liền là gì?

Hình dáng

Đại liền hay còn gọi với nhiều tên khác như: Sơn nại, Tam nại, Sa khương. Nó có tên khoa học là Kaempferia galanga L., thuộc họ Gừng. Sở dĩ có tên gọi như vậy vì lá của chúng mọc sát mặt đất. Đây là loài cây cỏ nhỏ, sống lâu năm, thân rễ hình củ nhỏ, bám vào nhau. Lá dạng hình trứng, mọc ở sát mặt đất, phía cuống hẹp lại thành một cuống dài 1 – 2cm. Phía trên lá có màu xanh lục và nhẵn, phía dưới có lông mịn. Kích thước của chúng dài và rộng bằng nhau, khoảng 8 đến 15cm. Hoa mọc thành cụm ở giữa, không có cuống. Mỗi hoa gồm 8 đến 10 bông, có màu trắng và điểm tím ở giữa. Nó thường ra hoa vào tháng 8 đến tháng 9 hàng năm.

Hình dáng cây địa liền
Hình dáng cây địa liền

Thu hái, bào chế

Loại cây này mọc hoang ở khắp nước ta, từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau là thời điểm thu hoạch. Người dân chọn những cây trên 2 năm tuổi, đào lấy củ. Đem về, rửa sạch để loại bỏ đất cát và bụi bẩn, sau đó thái thành từng miếng mỏng. Dược liệu mang đi xông diêm sinh trong 1 ngày rồi phơi khô. Tuyệt đối không sấy củ bằng than, sẽ khiến nó đen và có mùi kém thơm.

Thành phần hóa học

Trong củ của địa liền chứa 2.5 – 4% các loại tinh dầu dễ bay hơi. Cụ thể như: camphene, kaempferol, axit p-methoxycinnamic, kaempferide, cinnamaldehyd, và ethyl cinnamate. Bên cạnh đó, dược liệu còn có alcaloid, amino axit, tinh bột, protein, khoáng chất và chất béo. Ngoài ra, các yếu tố vi lượng kali, phốt-pho và magiê cũng có hàm lượng đáng kể.

2. Tác dụng của địa liền

Theo y học cổ truyền

Theo tài liệu cổ, địa liền có vị cay, tính ôn, quy vào các kinh tâm, tỳ, vị. Với tính chất như vậy dược liệu có công dụng ôn trung, tán hàn, trừ thấp, tiêu thực, bạt khí độc. Các thầy thuốc y học cổ truyền dùng chữa đau bụng do lạnh, kích thích tiêu hóa và làm cho ăn ngon, chóng tiêu.

Tại Malaysia, củ của cây dùng để trị tăng huyết áp, hen suyễn, lở loét, chữa cảm lạnh. Lá của nó là món ăn yêu thích của người dân nơi này, ngậm vào chữa ho và đau họng. Còn ở Philippines, nước sắc dược liệu có thể dùng để chữa sốt rét, ăn uống khó tiêu. Thái Lan dùng vị thuốc này bổ cho tim và hệ thần kinh.

Địa liền chữa ăn uống khó tiêu, đau dạ dày
Địa liền chữa ăn uống khó tiêu, đau dạ dày

Theo y học hiện đại

Những nghiên cứu hiện đại cho thấy địa liền có các thành phần hữu ích. Nó có tác dụng như:

  • An thần: Trong rễ của cây có các thành phần ức chế hoạt động vận đồng, từ đó giúp an thần.
  • Giảm đau: Thí nghiệm trên chuột cho thấy dịch chiết của dược liệu giảm 69% số lần xuất hiện cơn đau. Nó liên quan đến thụ thể opioid ở hệ thống trung ương và enzym cyclooxygenase tại hệ thống ngoại biên.
  • Kháng viêm: Thảo dược có tác dụng chống viêm rõ rệt trên chuột. Ở dạng cao cồn, dược liệu chống viêm 63,8%.
  • Ức chế vi khuẩn: Vi khuẩn tụ cầu, trực khuẩn, nấm Candida albicans, vi khuẩn thương hàn, vi khuẩn E.coli, viêm phổi Klebsiella, vi khuẩn tả và cả phế cầu đều được dược liệu ức chế.
  • Giãn mạch: Địa liền tác động đến dòng canxi đi vào các tế bào mạch máu. Đồng thời ức chế prostaglandin và ức chế  giải phóng oxit nitric có tác dụng giãn mạch.
  • Ức chế tăng sinh và ức chế sản sinh các gốc oxy hóa tự do: Dược liệu ức chế san xuất các sản phẩm oxy hóa nội bào. Nó còn chống lại các tế bào ung thư biểu mô WRL-68 và MDA-MB-231.

3. Các bài thuốc có địa liền

Chữa cảm sốt, nhức đầu

Chuẩn bị: Địa liền 5g, Bạch chỉ 5g và Cát căn 10g.

Thực hiện: Đem dược liệu nghiền mịn, làm thành viên để uống.

Chữa ăn uống khó tiêu, đau dạ dày

Chuẩn bị: Địa liền 2g cùng quế chi 1g.

Thực hiện: Hai vị trên tán mịn, trộn đều, chia thành 3 lần uống/ ngày.

Chữa bệnh ho gà

Chuẩn bị: Địa liền 300g, lá chanh 300g, rau má tươi 1000g, lá tía tô 500g. Cùng tang bạch bì tẩm mật ong(vỏ rễ Dâu) 1000g, rau sam tươi 1000g, 12 lít nước.

Thực hiện: Đun tất cả dưới lửa nhỏ, đến khi còn 4 ít thì cho thêm đường. Trẻ em uống khoảng 15-30 ml mỗi ngày.

Chữa tiêu hóa kém, đầy bụng

Chuẩn bị: 4 đến 8g địa liền.

Thực hiện: Sắc lấy nước uống.

Địa liền chữa tiêu hóa kém, đầy bụng
Địa liền chữa tiêu hóa kém, đầy bụng

Chữa nhức răng, đau mỏi gân cốt

Chuẩn bị: Địa liền, huyết giác, thiên niên kiện, đại hồi, quế chi.

Thực hiện: Các vị trên ngâm chung với rượu. Ngậm thuốc để chữa đau răng, dùng xoa bóp khi nhức mỏi, đau lưng.

Chữa ngực bụng lạnh đau

Chuẩn bị: Địa liền, đinh hương, đương quy và cam thảo, 1 lượng bằng nhau.

Thực hiện: Dược liệu tán mịn, trộn với hồ làm thành viênbằng hạt ngô. Mỗi ngày sử dụng 10 viên.

4. Lưu ý khi sử dụng dược liệu

Khi dùng địa liền điều trị bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Những người âm hư, hỏa uất, dạ dày đau nóng rát hoặc thiếu máu không nên sử dụng.
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú cần cẩn trọng khi dùng.
  • Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
  • Khi gặp các dấu hiệu bất thường cần đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.

5. Mua địa liền ở đâu?

Vị thuốc địa liền được bán tại các chợ đông y, nhà thuốc hoặc phòng khám y học cổ truyền. Ngoài ra, loại dược liệu này còn xuất hiện trên các sàn thương mại điện tử, websiie hay mạng xã hội, được bán qua hình thức online. Hiện nay, các sản phẩm đông y kém chất lượng, không có nguồn gốc rõ ràng tràn lan trên thị trường. Chính vì vậy người mua cần lựa chọn địa chỉ uy tín, đáng tin cậy để tránh “tiền mất tật mang”.

Có thể nói, địa liền là vị thuốc có tác dụng trong giảm đau, chống viêm, điều trị các bệnh về tiêu hóa một cách hiệu quả. Tuy vậy nhưng người dùng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để thuốc phát huy được tối đa công dụng, tránh được những rủi ro không đáng có. Hy vọng bài viết đem lại nhiều thông tin hữu ích đối với bạn trên hành trình chăm sóc sức khỏe

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *