Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối

Hiện nay, đối với những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối thì sự cải thiện tốt nhất về chất lượng cuộc sống là sự độn viên của gia đình cũng như những suy nghĩ tích cực. Bên cạnh đó, dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng giúp tăng cường sức đề kháng và kéo dài thời gian sống. Hôm nay, hãy cùng Visuckhoe.vn tìm hiểu chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối nhé!

KHÁM PHÁ THÊM:

1. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối là rất quan trọng để giúp duy trì và cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân.

Chăm sóc cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, người nhà cần lưu tâm đến chế độ dinh dưỡng bằng cách tự trả lời các câu hỏi sau:

Nhu cầu nguyện vọng của bệnh nhân và gia đình là gì?

Bữa ăn theo sở thích của bệnh nhân có ảnh hưởng đến quá trình điều trị hay không? Người thân nên ghi chép lại các món ăn theo yêu cầu sở thích của bệnh nhân để hỏi bác sĩ.

Bệnh nhân ung thư cần chế độ dinh dưỡng cân bằng, các món ăn có hương vị dễ chịu, không sử dụng quá nhiều gia vị để tránh cảm giác chán ăn. Đặc điểm chung ở các bệnh nhân bị ung thư giai đoạn muộn là chán ăn. Bệnh nhân thường thích thức ăn mềm và lỏng, muốn uống nhiều hơn ăn và hay bỏ bữa vì quá mệt mỏi. Dưới đây là những nguyên tắc chung về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối:

  • Chọn các thực phẩm dễ tiêu, dễ nuốt, có mùi vị thanh đạm, giàu chất dinh dưỡng bao gồm thịt, cá, trứng, sữa ăn từng bữa nhưng không quá nhiều và phải chia nhỏ thành nhiều bữa.
  • Mỗi bữa ăn nên có đa dạng các loại thực phẩm, không nên lặp lại quá nhiều (tối đa 2 lần trong tuần). Nếu bệnh nhân khó nuốt, có thể chuyển sang các loại thức ăn dạng lỏng, nghiền, trộn, xay nhuyễn (canh, súp, cháo, nước ép…) và nên dự trữ sẵn các loại thức ăn hợp khẩu vị bệnh nhân để tiện dụng.
  • Nấu cho bệnh nhân nên chọn các thực phẩm chín nhừ, có thể xay nhỏ các loại hoa quả hay rau để làm nước uống cho dễ hấp thụ.
  • Nên bổ sung rau xanh giàu vitamin A, D, E vào bữa ăn để kích thích vị giác của bệnh nhân, giúp họ muốn ăn hơn mà không cần thiết phải dùng các loại thuốc bổ sung vitamin này.
  • Tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn để giúp bệnh nhân quên đi cảm giác chán ăn và có thể ăn uống thoải mái hơn.
  • Nên cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối ăn uống vào ban ngày hoặc nhiều hơn so với buổi tối để các chất dinh dưỡng được hấp thụ tốt hơn trong cơ thể.
  • Dự trữ sẵn các loại thực phẩm dễ ăn cũng như hợp khẩu vị của bệnh nhân ở mọi lúc như bánh quy, bánh mỳ, hoa quả sấy khô hay sữa ít béo. Tuy nhiên, cần tránh sử dụng những loại đồ khô nhưng lại không tốt cho những người bị ung thư phổi.
dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối
dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

2. Những thực phẩm nên tránh trong chế độ dinh dưỡng

Bệnh nhân tránh tuyệt đối với các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, hoặc các loại thực phẩm được chế biến bằng phương pháp nướng, hun khói, đồ ăn cay hoặc quá nóng, có thể gây hại cho sức khỏe của họ. Ngoài ra, việc tập thể dục nhẹ nhàng cũng có thể giúp tăng cường quá trình tiêu hóa thức ăn, tạo cảm giác ngon miệng và giúp cho bệnh nhân cảm thấy tốt hơn.

3. Một số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng

Phần lớn bệnh nhân ung thư thường gặp các triệu chứng chán ăn, mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn, nôn không chỉ do bệnh lý ung thư mà còn do ảnh hưởng của phương pháp điều trị ung thư. Để giảm thiểu các triệu chứng này, người bệnh cần tuân thủ những lời khuyên sau đây:

  • Thường xuyên giữ vệ sinh răng miệng để tránh viêm nhiễm.
  • Ăn thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày và tăng cường ăn những thực phẩm ưa thích. Tránh ăn quá nhiều thịt đỏ, gia vị và nước sốt trong món ăn.
  • Hoá trị liệu thường gây chán ăn, buồn nôn, nôn do đó người bệnh cần uống nhiều nước khoảng > 2 lít nước/ngày, tránh ăn các thực phẩm có mùi khó chịu, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, nên ăn thành nhiều bữa nhỏ, tránh ăn quá no một lúc.
  • Xạ trị ở vùng đầu cổ có thể gây ra sự giảm tiết nước bọt và dẫn đến khô miệng, đau, viêm nhiễm, hạn chế cử động nhai nuốt… góp phần làm tình trạng chán ăn càng trầm trọng. Trong trường hợp này, người bệnh cần:
  • Khám răng miệng tổng thể trước khi bắt đầu xạ trị vùng đầu cổ.
  • Ăn thực phẩm mềm hoặc chế biến nhiều nước; nhai kẹo cao su hoặc ăn thêm hoa quả chua nhằm tăng tiết nước bọt.
  • Tránh ăn đồ quá cay nóng hay quá lạnh, thực phẩm cứng, khó nhai nuốt.
  • Vệ sinh răng miệng và súc miệng tối thiểu 4 lần trong 1 ngày.
  • Uống nhiều nước, trên 2 lít nước/ngày, có thể uống nước lọc, các loại nước trái cây. Hạn chế các đồ uống có cồn, chất kích thích…
chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối
chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Điều trị bệnh ung thư là một quá trình lâu dài đòi hỏi người bệnh có một sức khoẻ tốt, do đó chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng. Bài viết trên đã đưa ra những thông tin về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối. Hy vọng, những thông tin trên hữu ích với bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *