Trong nền y học trên thế giới không thể phủ nhận được vai trò quan trọng của các loại dược liệu. Chúng có nhiều công dụng, lợi ích đối với con người. Trong đó có độc hoạt – một loại thảo dược quen thuộc nhưng vô cùng có giá trị. Cùng khám phá về loài cây này với Visuckhoe.vn nhé!
- Tác dụng của xích thược trong y học và đời sống
- Đinh lăng: vị thuốc có nhiều công dụng bạn biết chưa?
- Đặc điểm, thành phần và công dụng của xuyên khung
Nội dung bài viết
1. Đặc điểm của độc hoạt
Độc hoạt còn được gọi với nhiều tên khác nhau. Cụ thể như: Khương Thanh, Hộ Khương Sứ Giả, Độc Diêu Thảo, Trường Sinh Thảo, Thanh Danh Tinh, Địa Đầu Ất Hộ Ấp. Nó thuộc họ Hoa tán, có tên khoa học là Radix Angelicae pubescentis. Cây có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tại Việt Nam trồng nhiều ở vùng núi phía bắc như: Sapa.
Hình dáng
Đây là loài cây lâu năm, có chiều cao khoảng 0,5 -1m. Thân cây mọc thẳng, màu tím, trơn nhẵn, có nhiều rãnh dọc. Lá có cuốn nhỏ, hình lông chim, mọc kép, xung quanh mép có hình răng cưa tù. Trên lá có nhiều lông ngắn và thưa. Hoa mọc thành cụm, gồm 10 -20 cuống tán. Chúng nhỏ, có màu trắng. Quả bế đôi, hình thoi và hơi dẹt, có lưng trên sống.
Rễ cây có hình trụ, trên to hơn, dưới thon nhỏ dần. Nó dài 10 cm đến 30 cm, đầu dưới phân thành 2 – 3 nhánh hoặc hơn. Rễ phình to, có hình nón ngược và nhiều vân. Bên ngoài có màu xám hoặc nâu thẫm, nhiều vân chạy dọc. Bên trong chất tương đối rắn chắn, khi ẩm mềm.

Thu hái, bào chế
Rễ và thân rễ của cây là bộ phận được sử dụng để làm dược liệu. Vào mùa thu khi lá khô hoặc mùa xuân khi lá vừa đâm chồi là thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch. Người dân đào lấy rễ, rửa sạch để loại bỏ tạp chấ và bụi bẩn. Sau đó đem phơi hoặc sấy khô.
Thành phần hóa học
Trong dược liệu gồm nhiều hợp chất như: coumarin, axit phenolic, steroid, polyene-alkynes. Đồng thời có các nguyên tố nucleoside cùng chất khác được phân lập và xác định từ A. biserrata, A. pubescens. Ngoài ra các ghiên cứu khác đã chỉ ra dược liệu có: Columbianetin acetate, Osthol, Bergapten, Isoimperatorin, Xanthotoxin, Columbianetin,…
2. Công dụng dược lý của dược liệu
Theo y học cổ truyền
Độc hoạt có vị ngọt, cay và hơi đắng, tính bình. Nó được quy và 2 kinh can và thận. Trong đông y dược liệu có tác dụng khu phong hàn, giảm đau, khử thấp. Các thầy thuốc dùng vị thuốc này để điều trị nhiều bệnh. Cụ thể: đau đầu, cảm do nhiễm lạnh, nhiễm nước, đau sưng xương khớp, tê cứng, co quắp.
Theo y học hiện đại
Ngày nay có nhiều công trình nghiên cứu về công dụng của loài cây này đối với sức khỏe con người. Sau nhiều thử nghiệm trên động vật và lâm sàn cho kết quả:
- Giảm đau, chống viêm: Chiết xuất của rễ dược liệu làm giảm viêm chân sau dai dẳng và hyperalgesia ở chuột một cách hiệu quả. Ngoài ra nó còn ức chế ngoại biên của các chất gây viêm. Độc hoạt có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp.
- Tác dụng lên hệ thần kinh: Nghiên cứu trên chuột cho thấy dược liệu có thể sửa chữa cấu trúc màng ở các phần khác nhau của vỏ não và thể vân. Đồng thời thuốc cải thiện hàm lượng IL-2, chống lại các gốc tự do và tổn thương viêm. Nó còn làm tăng khả năng học tập và trí nhớ ở chuột.
- Hỗ trợ tim mạch: Dịch chiết của độc hoạt trên thực nghiệm điều trị được rối loạn nhịp tim. Nó ức chế được kết tập tiểu cầu và huyết khối tiểu cầu trong máu.
- Tẩy giun: Ngoài các chức năng trên, vị thuốc này cùng với các dung môi có tác dụng khá khác nhau trong điều trị giun vòng.

3. Một số bài thuốc có chứa thành phần độc hoạt
Trị đau nhức xương khớp
Chuẩn bị: Độc hoạt 5g, phòng phong 3g, can khương 1g, cam thảo 1g, phụ tử 1g, đậu đen 5g đương quy 3g; Phục linh 3g, hoàng kỳ 3g, cát căn 3g, thược dược 3g, nhân sâm 2g.
Thực hiện: Cho tất cả dược liệu đun cùng 600ml nước. Đến khi sắc lại còn 200ml thì dừng, chia làm 3 lần uống mỗi ngày.
Trị cảm lạnh, sốt cao
Chuẩn bị: Độc hoạt 8g, gừng tươi 3 lát; Ma hoàng, Xuyên khung, Cam thảo mỗi vị 4g.
Thực hiện: Sắc các vị trên với nhau, uống trước bữa ăn.
Trị phong hư sau khi sinh
Chuẩn bị: Độc hoạt, bạch tiễn bì mỗi loại 120g.
Thực hiện: Nấu chung với 3 phần nước, đến khi còn 2 phần thì dừng lại. Chia làm 3 lần uống mỗi ngày.
Trị phế quản viêm mạn tính
Chuẩn bị: Độc hoạt 9g, cho đường đỏ 15g.
Thực hiện: Nấu thành cao, uống 3 -4 lần/ ngày.

4. Lưu ý khi sử dụng
Độc hoạt là vị thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên, khá lành tính, Tuy vậy nhưng dược liệu vẫn có những chống chỉ định riêng. Trước khi sử dụng người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:
- Người huyết hư, chứng nội phong, đau nửa người, phụ nữ nửa người dưới hư yếu không sử dụng.
- Bệnh nhân đầu gối đau, ngang lưng đau thuộc chứng hư không được dùng.
- Người dị ứng hoặc mẫn cảm với thành phần của thuốc không dùng.
- Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đạt hiệu quả cao và tránh rủi ro.
5. Mua độc hoạt ở đâu?
Hiện nay trong y học cổ truyền nói chung và đông y nói riêng sử dụng phổ biến vị thuốc này. Bạn có thể tìm mua dược liệu tại các chợ hoặc nhà thuốc đông y. Ngoài ra, các công ty dược và cơ sở sản xuất dược liệu có bán rên các trang thương mại điện tử hoặc nèn tảng mạng xã hội. Bạn có thể đặt mua dễ dàng và nhanh chóng. Tuy nhiên người mua cần lựa chọn địa chỉ tin cậy để tránh mua phải hàng kém chất lượng.
Bài viết là những thông tin về cây độc hoạt cùng công dụng của chúng. Những kiến thức trên hy vọng sẽ bổ ích đối với quý đọc giả. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe và hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích nhé!