Đặc điểm, công dụng và cách dùng vị thuốc Hoàng kỳ

Hoàng kỳ là một vị thuốc được sử dụng rộng rãi trong đông y. Nó kết hợp với các vị thuốc khác nhau, chữa nhiều bệnh cho con người. Vậy dược liệu có đặc điểm, thành phần như thế nào? Bài viết dưới đây của Visuckhoe.vn sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu cụ thể về loài thực vật quý giá này nhé!

1. Đặc điểm của cây Hoàng kỳ

Hoàng kỳ hay còn gọi là Bạch kỳ có tên gọi học Astragalus membranaceus. Nó thuộc họ đậu, thường mọc ở những bãi đất cát, bên bờ rừng, vũng rãnh thoát nước. Cây có ở các tỉnh của Trung Quốc như: Hoa Bắc, Du Lâm, Diên An, Tứ Xuyên, Tây Bắc, Đông Bắc, Bửu Kê,… Tại nước ta cây vẫn chưa được tìm thấy, chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc.

Hình dáng

Hoàng kỳ là cây thân thảo, sống lâu năm, trưởng thành có thể cao đến 70cm. Thân cây mọc thẳng, hình trụ, trên có nhiều cành. Lá có dạng lông chim, mọc đơn hoặc so le với nhau. Hình trứng thuôn dài, mặt dưới nhiều lông mịn, đầu nhọn, kích thước dài 2 – 2,5cm. Hoa mọc từng chùm, ở khẽ lá, có màu vàng tươi. Qủa hình hạt đậu, dẹt, dài 2 – 2,5cm, đường kính 0,9 – 1,2cm. chúng có đầu dài, hình gai nhọn, ngoài vỏ có lông ngắn, bên trong 5 -6 hạt màu đen, hình thận.

Rễ cây dài, có dạng hình trụ, đâm sâu dưới đất bên ngoài màu vàng nâu hoặc đỏ nâu. Rễ là bộ phận được sử dụng để làm dược liệu. Bên trên phình to, chia thành nhiều nhánh nhỏ dần. Rễ có chiều dài đến 90cm với đường kính từ 1 -3,5cm. Chúng cứng và dai, không dễ bị bẻ gãy.

Hình dáng của dược liệu Hoàng kỳ
Hình dáng của dược liệu Hoàng kỳ

Thu hái, bào chế

Thông thường cây 3 năm sẽ thu hoạch 1 lần, cây càng lâu thì chất lượng sản phẩm càng cao. Mua thu là thời điểm thích hợp để đào rễ lên. Sau đó người dân rửa sạch, loại bỏ tạp chất, bụi bẩn, cắt bỏ rễ con. Đem phần còn lại phơi nắng hoặc sấy khô. Có thể chọn cách thái miếng để dùng hoặc trộn mật ong. Cụ thể, lấy mật ong hòa với nước sôi, ủ với dược liệu cho ngấm, sao nhỏ lửa đến khi vàng. Bả quản ở nơi thoáng mát dưới nhiệt độ phòng để dùng dần.

Thành phần hóa học

Trong Hoàng kỳ có chứa các chất: astragalan,glucose, saccarose, tinh bột, chất nhầy, gôm. Ngoài ra còn nhiều loại axit amin, protid (6,16 -9,9%), vitamin P, amylase, cholin, betatain, axit folic.

2. Công dụng của Hoàng kỳ đối với sức khỏe

Theo y học cổ truyền

Bạch kỳ có vị ngọt, tính ấm, được quy vào kinh Phế và Tỳ. Trong đông y đây là một vị thuốc ích khí, tống sang độc, lợi tiểu, giảm đau, hút mủ. Dược liệu quan trọng trong chữa bệnh đậu không mọc được, chữa mọi bệnh của trẻ em, phụ nữ, có ác huyết không ra hết. Theo tài liệu cỏ xưa loại thuốc này bổ khí, lợi tiểu, thác sang. Từ đó chưa được các bệnh như: Biểu hư sinh mồ hôi trộm, dương hư làm huyết thoát, thủy thũng tỳ hư sinh tiêu chảy, huyết tý.

Theo y học hiện đại

Trong các nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy Hoàng kỳ có một số tác dụng như sau:

  • Tăng cường khả năng miễn dịch, thúc đẩy quả trình hình thành các kháng thể.
  • Thúc đẩy chuyển hóa protid của huyết thanh và gan, tăng cường chuyển hóa sinh lý của tế bào trong cơ thể.
  • Thí nghiệm trên thỏ cho thấy dược liệu tăng sức đề kháng của mao mạch, giãn mạch ngoại vi, có tác dụng hạ áp.
  •  Kháng sinh đối với vi trùng lị Shigella khi thực hiện trong ống nghiệm.
  • Thí nghiệm trên chuột cho kết quả gây hưng phấn trong việc co bóp tử cung.
  • Trên gà dược liệu kháng tế bào ung thư, giúp tăng trưởng xương đùi của phôi thai.
Hoàng kỳ trị thổ ra huyết, phế ung
Hoàng kỳ trị thổ ra huyết, phế ung

3. Một số bài thuốc có chứa Hoàng kỳ

Trị phong thấp, mạch phù, đổ nhiều mồ hôi

Chuẩn bị: 40 gram Hoàng kỳ, 30 gram Bạch truật, 20 gram Cam thảo, 40 gram Phòng kỷ.

Tiến hành: Tán thành bột mịn, mỗi lần sử dụng 20 gram cùng với 4 lát gừng tươi và 1 quả táo, sắc lấy nước. Uống khi còn ấm.

Trị tiểu không thông

Chuẩn bị:  8 gram Hoàng kỳ, 2 chén nước.

Tiến hành: Đun sôi đến khi cô dặc lại còn 1 chén và uống khi còn nóng.

Trị vàng da, tiểu sẫm màu, chân bị sưng, trúng gió

Chuẩn bị: 80 gram Hoàng kỳ , 40 gram Mộc lan.

Tiến hành: Tán mịn, lấy 8 gram hòa với rượu nóng, uống 3 lần mỗi ngày.

Trị thổ ra huyết, phế ung

Chuẩn bị: 80 gram Hoàng kỳ đã tán mịn.

Tiến hành: Mỗi lần dùng 8 gram, sắc chung vói 5 phần nước. Đến khi cô đặc lại còn 3 phần. Chia 3 -4 lần uống trong ngày, uống khi nóng.

Trị ung thư (mụn nhọt) phá mủ

Chuẩn bị: Hoàng kỳ, Phục linh, Sinh khương, Mẫu lệ, Nhân sâm mỗi loại 12 gram, 8 gram Cam thảo và 4 gram Ngũ vị tử.

Tiến hành: Sắc tất cả các dược liệu trên, lấy nước uống khi còn nóng.

Trị tiểu ra máu, gây ra đau rát

Chuẩn bị: Hoàng kỳ và Nhân sâm lượng bằng nhau, 80 gram mật.

Thực hiện: Đem 3 loại dược liệu tán thành bột mịn, sau đó tẩm cùng mật. Đem sao lên, dùng củ cải chấm ăn hoặc có thể uống cùng nước muối.

4. Lưu ý khi sử dụng dược liệu Hoàng kỳ

Khi sử dụng Hoàng kỳ người bệnh cần chú ý một số vấn đề để tránh trường hợp không đáng có xảy ra. Cụ thể:

  • Không dùng chung Hoàng kỳ với Miết giáp và Bạch tiễn bì.
  • Người bị bụng đầy thuộc thực chứng, dương chứng không nên sử dụng.
  • Không dùng khi bị mụn đậu, ghẻ lở do huyết nhiệt, khí thịnh.
  • Ngực, hoành cách mô có bỉ khí, tích tụ không sử dụng dược liệu
  • Người âm hư dương thịnh không nên dùng.

5. Mua Hoàng kỳ ở đâu?

Hoàng kỳ được bán tại các chợ đông y hoặc nhà thuốc y học cổ truyền. Bạn có thể đến các cơ sở này để hỏi mua. Ngoài ra ngày nay nó cũng đã xuất hiện trên các sàn thương mại điện tử như shopee, sendo, lazada,… Việc tìm kiếm loại dược liệu này trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên bạn cần tìm hiểu rõ nguồn gốc và lựa chọn địa chỉ thật sự uy tín. Tránh các trường hợp mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.

Trên đây là những thông tin về loại dược liệu Hoàng kỳ. Trước khi sử dụng bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc người có chuyên môn để thuốc có hiệu quả cao nhất. Hy vọng bài viết hữu ích đối với bạn và người thân trên chặng đường chăm sóc sức khỏe của mình. Hãy chia sẽ nếu đây là những kiến thức bổ ích nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *