Hương phụ: dược liệu phổ biến trong đông y

Hương phụ là vị thuốc được sử dụng trong đông y. Nó có điều trị được nhiều bệnh và được ví như “thần dược” của phái nữ. Vậy cây có hình dạng, đặc điểm và thành phần như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về loại cây này thông qua bài viết. Hy vọng những thông tin sau sẽ hữu ích đối với bạn và mọi người xung quanh.

1. Đặc điểm của Hương phụ

Hương phụ hay còn gọi là cỏ gấu, cỏ cú, sa thảo,… tên khoa học của chúng là Cyperus rotundus Linn. Nó có hơn 700 loài, mọc khắp cá vùng trên thế giới, đặc biệt ở vùng nhiệt đới như Indonesia, Nhật Bản. Cây ưa sáng, chịu nắng và hạn tốt, không sống ở độ cao trên 2.000m. Tại nước ta thường thấy cây ở các bãi cát dọc bờ biển, trên đồng ruộng,…

Hình dáng

Đây là một loài thân thảo, sống lâu năm, cao khoảng 10 -60cm. Thân cây nhẵn, có 3 cạnh. Lá của nó hẹp, dài, gốc hình thành bẹ ôm vào thân, đầu nhọn gân chính nổi rất rõ. Hoa mọc thành từng cụm, tập trung ở đỉnh, chia thành nhiều hoa nhỏ. Mỗi bông đều nhau, có trục nhẵn và mang 10 -20 bông nhỏ. Hoa màu nâu đỏ, hình trái xoan, mọc ở kẽ mỗi lá bắc gọi là vảy. Bao phấn hình dải, vòi nhụy dài như sợi chỉ. Qủa có màu đen hoặc xám đem, bên trong chứa 1 hạt, ngoài có 3 cạnh. Hoa của chúng ra nhiều nhất là từ tháng 3 đến tháng 7 hàng năm.

Hình dáng cây hương phụ
Hình dáng cây hương phụ

Bộ phận làm dược liệu

Rễ cây hay còn gọi củ là bộ phận được sử dụng để làm dược liệu. Củ dài 2- 4cm, đường kính 0,5-1cm có hình thoi. Vỏ có màu nâu thẫm hoặc nâu đen, có các đốt rõ ràng. Bên ngoài có nhiều lông cứng bên trong màu nâu nhạt. Khi ngửi sẽ thấy mùi thơm, nếm vào ít ngọt, hơi đắng. Khi đào củ lên, đem rửa sạch, loại bỏ phần lông và tạp chất. Nghiền vụn hoặc thái lát mỏng, phơi khô bảo quản dùng dần.

Thành phần hóa học

Trong Hương phụ có 0,3 đến 2,8% thành phần là tinh dầu màu vàng. Các thành phần chính của loại dầu này gồm: 49% rượu cyperola, 32% cyperen, axit béo, phenol, alkaloid, glycoside,…. Các chất có trong dược liệu như: flavonoid, phenol, alkaloid, tanin, axit béo, glycosid tim.

2. Công dụng của dược liệu Hương Phụ

Theo y học cổ truyền

Hương phụ có vị cay, hơi đắng, tính bình. Quy vào các kinh can, tam tiêu. Nó có tác dụng lý khí, điều kinh, thư can, chỉ thống. Nó chủ trị trong: Đau, chướng bụng dưới, kinh nguyệt không đều, ăn uống không ngon, ung nhọt độc sưng đau, tiêu hóa kém….. Tùy vào cách sao tẩm khác nhau, dược liệu có tính năng khác nhau như:

  • Hương phụ không qua chế biết có tác dụng giản đau.
  • Dược liệu sao đen cầm máu .
  • Tẩm rượu sao có tác dụng tiêu đờm.
  • Tẩm nước muối sao chữa được các bệnh về huyết.
  • Tẩm nước tiểu trẻ em sao giáng hỏa trong chứng bốc nóng.
  • Tẩm giấm sao trị các trường hợp huyết ứ, u báng.
Hương phụ chữa đau bao tử
Hương phụ chữa đau bao tử

Theo y học hiên đại

Ngày nay, một số thử nghiệm về loài cây này đã cho mọt số kết quả rõ rệt. Cụ thể:

  • Điều hòa kinh nguyệt: Tinh dầu chiết xuất từ cỏ gấu có hoạt tính nhẹ của hormon phụ nữ, thích hợp sử dụng để điều hòa kinh nguyệt.
  • Ức chế co bóp tử cung: Thí nghiệm trên chuột lang, thỏ, mèo và chó đều cho thấy chiết cao lỏng 5% ức chế co bóp tử cung, đồng thời giảm trương lực thành tử cung.
  • Giảm đau: Trên chuột nhắt, tiêm dịch chiết bằng cồn của Hương phụ có tác dụng tăng cao ngưỡng kích thích gây đau.
  • Ức chế thần kinh trung ương: Tiêm tinh dầu trên chuột nhắt với liều lượng nhất định kéo dài thời gian gây ra ngủ của pentobarbital. Thí nghiệm trên thỏ cho thấy tăng cườngkhả năng gây mê của scopolamine.
  • Ngoài ra, dược liệu còn có thể dùng chống viêm, kháng khuẩn, trị tiêu chảy, hạ sốt,…

3. Một số bài thuốc có thành phần Hương Phụ

Chữa đau bao tử

Chuẩn bị: Hương phụ 8g, Ô dược 10g, Cam thảo 4g.

Thực hiện: Đem dược liệu sắc nước, uống 2 lần/ ngày.

Chữa đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt

Chuẩn bị: Hương phụ 20g, Trần bì 20g, Ngải diệp 20g, Nguyệt quế 2 đóa.

Thực hiện: Sắc chung tất cả các vị trên với nhau, uống trong ngày.

Chữa rối loạn tiêu hóa, ăn không ngon, đầy bụng

Chuẩn bị: Hương phụ 8g, Sa nhân 4g, Mộc hương 6g, Chỉ xác 8g, Đậu khấu nhân 6g, Trần bì 12g, Phục linh 12g, Bán hạ 12g, Cam thảo 4g, Sinh khương 12g, Hậu phác 12g, Hoắc hương 8g, Bạch truật 12g, Đại táo 5 trái

Thực hiện: Đun toàn bộ các vị trên cho đến khi sắc lại, uống trong ngày.

Chữa băng huyết, rong kinh

Chuẩn bị:Hương phụ

Thực hiện: Dược liệu đem đi sao đn, tán thành bột nhuyễn. Mỗi lần dùng 6g, ngày uống 2 lần.

 Chữa đau bụng, nôn mửa

Chuẩn bị: Hương phụ, riềng, gừng khô, mỗi vị khối lượng bằng nhau.

Thực hiện: Đem tất cả tán thành bột, uống 3 lần/ ngày, mỗi lần uống 6g.

Vị thuốc Hương phụ chữa đau bụng, nôn mửa
Vị thuốc Hương phụ chữa đau bụng, nôn mửa

4. Lưu ý khi sử dụng Hương Phụ

Người bệnh khi sử dụng Hương phụ cần chú ý một số vấn đề như sau:

  • Người gầy yếu, nóng trong người, đổ mồ hôi trộm, có dấu hiệu của tình trạng xuất huyết không nên sử dụng.
  • Không dùng cho phụ nữ đang mang thai.
  • Người dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc không sử dụng.
  • Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoăc người có chuyên môn trước khi dùng.

5. Mua Hương phụ ở đâu?

Người bệnh có thể tìm thấy dược liệu này ở các chợ đông y, nhà thuốc y học cổ truyền. Ngoài ra, chúng cũng được bán trên các shop online, các sàn thương mại điện tử như: shopee, lazada, sendo,… Bạn có thể tìm mua dễ dàng và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên trên thị trường không tránh khỏi những trường hợp hàng giả, hàng kém chất lượng. Chính vì vậy người mua cần cẩn thận và lựa chọn nơi uy tín, tin cậy nhất.

Hương phụ điều trị được nhiều bệnh lý khác nhau, đặc biệt đối với phụ nữ. Dược liệu có sức sống vô cùng mạnh mẽ cùng với giá trị không ngờ tới. Bài viết đã cung cấp những thông tin về đặc điểm, thành phần và công dụng của cây. Hãy chi sẻ kiến thức hữu ích này đến mọi người xung quanh. Chúc bạn và người thân tránh được bệnh tật, luôn khỏe mạnh và vui vẻ!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *