Liệt kê 6+ công dụng của dược liệu Huyền sâm

Huyền sâm là một vị thuốc quen thuộc trong đông y. Nó được sử dụng để điều trị nhiều bệnh như: sinh tân, chỉ khát, giải độc, chủ trị lao hạch, viêm amidan, lở loét,… Vậy cây có đặc điểm và thành phần gì, được dùng như thế nào? Bài viết sau Visuckhoe.vn sẽ giải đáp thắc mắc của đọc giả về loại dược liệu này.

1. Đặc điểm của cây Huyền sâm

Huyền sâm thuộc họ Hoa mõm chó, có tên khoa học là Scrophularia kakudensis Franch. Nó còn có tên gọi khác như: Trọng đài, Lộc trường, Đoan, Hàm, Chính mã, Huyền đài, Trục mã… Cây thích hợp trên đất pha cát nhiều chất mùn, màu mỡ, thoát nước tốt. Chúng có nguồn gốc từ Trung Quốc, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Tứ Xuyên, Triết Giang, Sơn Đông, Hồ Bắc, Giang Tây, Thiểm Tây, Quý Châu, Cát Lâm, Liêu Ninh. Ở nước ta cây di thực vào, được trồng ở cả đồng bằng và miền núi.

Hình dáng

Đây là loài cây thân thảo, sống lâu năm, cao từ  1,7 – 2,3 m. Thân hình vuông, màu xanh, có rãnh. Lá có dạng hình trứng, màu tím xanh, rùa lá màu xanh nhạt. Chúng có đầu nhọn, mép ngoài có răng cưa. Hoa của nó nở vào mùa hè, xếp thành hình chùy tròn, ống tràng hoa hình chén, cánh hình môi. Qủa có màu đen, bên trong có hạt nhỏ, hình trứng. Rễ cây dài 10 – 20 cm, hơi cong. Phần ở giữa rễ phình lớn tạo thành củ, hai đầu thon nhỏ. Mỗi gốc có 4 đến 5 củ mọc thành chùm với nhau, có màu trắng hoặc vàng nhạt.

Hình dáng cây Huyền sâm trong tự nhiên
Hình dáng cây Huyền sâm trong tự nhiên

Thu hái, chế biến

Tùy vào từng địa hương sẽ có thời gian thu hoạch khác nhau. Kể từ khi trồng, sau 2 năm cây được đào lên để lấy củ. Sau khi củ đem về, rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Sau đó đem đi sấy cho khô, cất giữ nơi khô ráo, thoáng mát để dử dụng. Còn một cách sơ chế khác chính là đem ra chất đống, ủ 2 -3 ngày. Bên trên phủ một lớp cỏ rạ, đến khi củ chuyển sang màu đen, nước bên trong thẩm thấu ra ngoài thì đem đi sấy.

2. Công dụng của vị thuốc Huyền sâm

Theo y học cổ truyền

Huyền sâm có vị đắng, ngọt, tính mát. Quy vào các kinh Phế, Thận. Nó có tác dụng tư âm giáng hỏa, sinh tân, hoạt trường, nhuận táo, lương huyết giải độc. Chính vỳ vậy vị thuốc này dùng để làm mát bên trong, trị các chứng nóng trong người, nổi mụn nhọt, táo bón, bổ phần âm trong cơ thể. Chủ trị cho những người  sốt cao, sốt nóng về chiều, viêm họng, mụn nhọt, mẩn ngứa, táo bón,miệng lưỡi lở, phát ban.

Huyền sâm chữa viêm amidan, viêm họng
Huyền sâm chữa viêm amidan, viêm họng

Theo y học hiện đại

Trong Huyền sâm có 62 hợp chất, cụ thể như: iridoids và iridoid glycoside, phenylpropanoid glycoside, terpenoit, saccharid, flavonoid, axit hữu cơ, dầu dễ bay hơi, sterol và saponin. Các chất này được thí nghiệm, cho kết quả tác dụng và ảnh hưởng đến hệ tim mạch, gan và hệ thần kinh, chống viêm, chống oxy hóa và có khả năng kháng ung thư.

  • Cho cao lỏng của dược liệu với nồng độ nhất định dùng trên ếch cho thấy tăng sức co bóp của cơ tim, làm giảm nhịp tim.
  • Thí nghiệm trên thỏ, dược liệu làm giảm huyết áp nhẹ và tăng hô hấp.
  • Cồn bào chế tác dụng đẩy mạnh lưu lượng máu mạch vành.
  • Ngoài ra nó còn giúp hạ nhiệt, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ngoài da.

3. Các bài thuốc có thành phần Huyền sâm

Chữa viêm amidan, viêm họng

Chuẩn bị: Huyền sâm 10g, cam thảo 3g, thăng ma 3g, cát cánh 5g, mạch môn 6g.

Thực hiện: Sắc tất cả dược liệu với 600ml nước. đến khi cạn lại còn 1/3, bỏ bã, lấy nước uống 3 lần/ ngày.

Chữa viêm não cấp, sốt xuất huyết, sốt phát ban

Chuẩn bị: Huyền sâm, ngưu tất, hạt muồng sao, mạch môn, mỗi vị 20g, dành dành 12g.

Thực hiện: Tất cả sắc nước uống trong ngày.

Chữa lao phổi

Chuẩn bị: Huyền sâm, sinh địa, mạch môn, sa sâm mỗi vị 12g, a giao, bách bộ, thiên môn mỗi vị 8g.

Thực hiện: Sắc kỹ, lấy nước uống thành 3 lần, kiên trì sử dụng từ 3 -4 tuần.

Chữa cao huyết áp, nhức đầu, ù tai

Chuẩn bị: Huyền sâm 16g, muồng sao 12g, trắc bá sao, ngưu tất, mạch môn, kim anh, hoa hòe sao mỗi vị 10g.

Thực hiện: Sao dược liệu với nước, uống trong ngày.

Chữa sốt cao, mất nước, táo bón

Chuẩn bị: Huyền sâm, sinh địa, mạch môn mỗi loại 12g.

Thực hiện: Đun với nước ở lửa nhỏ đến khi sắc lại, chắt lấy nước uống đến khi khỏi hẳn.

Chữa các loại độc do rò

Chuẩn bị: Huyền sâm, rượu

Thực hiện: Ngâm dược liệu vào rượu, mỗi ngày dùng 25 – 30ml, chia thành 2 lần uống mỗi ngày.

Huyền sâm chữa các loại độc do rò
Huyền sâm chữa các loại độc do rò

4. Chú ý khi sử dụng Huyền sâm

Khi sử dụng dược liệu Huyền sâm người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Người bệnh bị tỳ vị thấp, tiêu chảy, hàn đàm đình ẩm, hàn nhiệt, chi nhãn, khí huyết hư tổn huyết thiếu, mắt mờ, bụng đau, âm hư mà không có nhiệt hoặc âm hư kèm tiêu chảy, tỳ hư kèm tiêu chảy không nên sử dụng.
  • Không dùng kết hợp hoặc đồng thời với hoàng kỳ, can khương, đại táo, sơn thù, lê lô.
  • Phụ nữa có thai, đang cho con bú và trẻ em không dùng.
  • Người bệnh đang dùng thuốc gặp các triệu chứng buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy cần dừng ngay và đến các cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.
  • Trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc người có chuyên môn.

5. Mua Huyền sâm ở đâu?

Hiện nay Huyền sâm đã được trồng và thu hoạch trong nước nên việc tìm kiếm loại dược liệu này tương đối dễ dàng. Bạn có thể mua ở các chợ đông y, hiệu thuốc y học cổ truyền hoặc các trang bán hàng online.Tuy nhiên bạn cần phải tìm hiểu kỹ và lựa chọn cơ sở uy tín để gửi gắm niềm tin. Tránh trường hợp mau phải hàng giả, hàng kém chất lượng, khiến tiền mất, tật mang.

Trên đây là thông tin về dược liệu Huyền sâm. Loại cây có giá trị trong y học cũng như sức khỏe của con người. Hy vọng bài viết bổ ích đối với bạn và người thân trên hành trình chăm sóc sức khỏe. Hãy chia sẻ đến mọi người xug quanh nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *