Lá khôi: dược liệu có giá trị đối với con người

Từ lâu con người đã sử dụng cây cỏ xung quanh để chữa bệnh. Nền y học cổ truyền cũng đã tận dụng và kết hợp các loài thực vật để đưa ra các thang thuốc tốt nhất. Trong đó, cây lá khôi được xem là ” thần dược” điều trị bệnh dà dày cùng nhiều bệnh khác. Mời đọc giả khám phá về lọai cây này qua bài viết sau đây.

1. Đặc điểm của cây lá khôi

Cây lá khôi có tên khoa học là Folium Ardisiae. Nó còn được gọi với nhiều tên khác nhau như: Chẩu mã thái, cây Độc lược, Đơn tướng quân. Cây chủ yếu mọc hoang tại vùng núi ở độ cao 400 – 1000m. Đây là loài ưa bóng, thích mọc ở nơi rậm rạp, dưới bóng cây hoặc trong rừng. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh: Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Thanh Hóa.

Hình dáng

Đây là loài thực vật nhỏ, có chiều cao khoảng 1,5 – 2m. Thân cây màu xanh, rỗng bên trong, mọc thẳng đứng, ít hoặc không phân nhánh. Lá của nó mọc so le với nhau và tập trung nhiều ở ngọn. Phiến lá nguyên, có kích thước dài khoảng 25 – 40cm, rộng 6 -10cm. Xung quanh mép có răng cưa, mặt trên có màu xanh, mặt dưới màu tím. Cả hai mặt của lá đều có lông mịn, có nhiều gân trắng. Hoa dài 10 -15cm, mọc thành chùm, có màu trắng hoặc pha tím hồng. Quả của chúng chín có màu đỏ, mọng.

Hình dáng của cây lá khôi
Hình dáng của cây lá khôi

Thu hái, bào chế

Lá là bộ phận được sử dụng để làm dược liệu. Lá cây có thể thu hoạch quanh năm, tuy nhiên tốt nhất là vào mùa hè, khi cây đã có quả. Người dân sẽ chọn những lá to, khỏe, không bị sâu hay héo úa. Sau khi hái về, đem dược liệu rửa sạch, phơi nắng cho mềm rồi ủ trong râm.

Thành phần hóa học

Chưa có nhiều nghiên cứu về lá khôi. Tuy nhiên thành phần hóa học cơ bản được tìm thấy từ dược liệu chính là tanin và glucosid. Với hai hoạt chất này đã mang đến nhiều công năng và áp dụng trong y học.

2. Công dụng dược lý của lá khôi

Đối với y học cổ truyền

Lá khôi có vị chua, tính hàn, được quy và các kinh Tỳ và Vị. Trong y học cổ truyền, dược liệu được sử dụng để thanh nhiệt, tiêu độc, giảm bình can, can khí uất. Đồng thời lá cây còn dùng để trị bệnh dạ dày, viêm họng, nổi mề đay, mẩn ngứa hay ghẻ lở. Các bác sĩ đông y đã tận dụng tính chất của dược liệu kết hợp cùng vị khác, tạo ra nhiều thang thuốc có giá trị.

Đối với y học hiện đại

Các thành phần của dược liệu có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đến sức khỏe của con người. Trong đó có:

  • Glycoside: Đây là hoạt chất kích thích cơ chế co bóp của hệ tim mạch. Từ đó làm cho máu đi vào các cơ quan khác một cách đều đặn, tránh được nguy cơ đột quỵ. Đồng thời, chất này còn có khả năng tăng cường trí nhớ, cải thiện hệ thần kinh.
  • Tannin: Hoạt chất tanin có chức năng ngăn ngừa oxy hóa, ức chế các tế bào ung thư lây lan. Nó giúp loại bỏ các cholesterol xấu và ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Dưới những tác dụng trên, hoạt chất có thể tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, ngừa tình trạng tai biến mạch máu và đông máu.
Lá khôi chữa đau dạ dày hiệu quả
Lá khôi chữa đau dạ dày hiệu quả

Ngoài ra, những ngưu cứu trên động vật và lâm sàn cho thấy lá khôi có nhiều chức năng khác. Dược liệu làm giảm lượng axit tiết ra trong dạ dày, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. Nó còn ức chế và tiêu diệt vi khuẩn Hp, kích thích hệ tiêu hóa. Chưa hết, các dịch chiết từ lá có thể giảm căng thẳng, điều trị mất ngủ và chống viêm hiệu quả.

3. Một số bài thuốc có thành phần dược liệu

Chữa đau dạ dày

Chuẩn bị: Lá Khôi 20g, Hậu phác 8g, Bồ công anh 20g, Cam thảo nam 16g, Khổ sâm 16g, Uất kim 8g, Hương phụ 8g.

Thực hiện: Sắc tất cả dược liệu trên, chắt lấy nước uống trong ngày.

Chữa dị ứng, mề đay

Chuẩn bị: Lá Khôi 15g, Đơn lá đỏ 15g, Đơn nem 10g, Đơn kim 15g.

Thực hiện: Đun các vị với nước trên lửa nhỏ cho đến khi sắc lại. Lấy nước uống trong ngày.

Chữa thấp khớp

Chuẩn bị: Lá Khôi 12g, Kim ngân 10g, lá Đơn mặt trời 12g, lá Bạc thau 12g lá Thông 8g, Ké đầu ngựa 16g và rễ Gối hạc 16g.

Thực hiện: Đem tất cả nấu đến khi sắc lại. Uống trước bữa ăn và trước khi đi ngủ.

Chữa ghẻ lở

Chuẩn bị: Lá khôi, 5 lít nước.

Thực hiện: Nấu dược liệu với nước. Đem dung dịch tắm, phần lá chà vào các nốt lở. Ngày dùng 1 lần.

Lá khôi chữa thấp khớp
Lá khôi chữa thấp khớp

4. Lưu ý khi dùng lá khôi

Lá khôi là vị thuốc từ thiên nhiên, tuy vậy nhưng vẫn có kiêng kỵ riêng. Người dùng cần chú ý để tránh gặp phải rủi ro.

  • Khi sử dụng dược liệu nên dùng nồi đất và sứ, không dùng đồ kim loại.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú cần cẩn trọng trước khi dùng.
  • Dùng dược liệu với liều lượng lớn có thể dẫn đến các tình trạng mệt mỏi, người uể oải, da tái xanh.
  • Không sử dụng rượu bia hoặc chất kích thích chung với dược liệu.

5. Mua lá khôi ở đâu?

Hiện nay lá khôi được bán nhiều tại các chợ đông y hoặc nhà thuốc y học cổ truyền. Ngoài ra, nó còn xuất hiện trên các nền tảng xã hội, trang thương mại điện tử. Với hình thức bán hàng online bạn có thể đặt hàng dễ dàng và tiện lợi. Dược liệu sẽ được giao đến nhà bạn nhanh chóng. Tuy nhiên trên thị trường không khỏi có hàng giả, hàng kém chất lượng. Người mua cần phải thận trọng, lựa chọn địa chỉ tin cậy và uy tín.

Trên đây là đặc điểm, công dụng cùng các bài thuốc và lưu ý khi dùng lá khôi. Để thuốc đạt được hiệu quả cao nhất, tránh khỏi trường hợp không đáng có bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Hy vọng bài viết hữu ích đối với bạn và người thân trên hành trình chăm sóc sức khỏe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *