Đặc điểm, công dụng và các bài thuốc về long nhãn

Long nhãn là một đặc sản vô cùng quen thuộc của người dân Việt Nam. Loại trái cây có vị ngọt, thơm ngon này còn được sử dụng trong y học cổ truyền. Với sự đa dạng thành phần và tác dụng, các thầy thuốc xem đây là dược liệu quý. Sau đây hãy cùng khám phá, tìm hiểu rõ hơn về vị thuốc này qua bài viết của Visuckhoe.vn

1. Đặc điểm của long nhãn

Long nhãn còn được gọi với nhiều tên khác nhau như: Á lệ chi, Quế viên nhục, Nguyên nhục, Bảo viên. Nó thuộc họ bồ hòn, có tên khoa học là Euphoria longan. Đây là vị thuốc lấy từ cùi đã phơi sấy của cây nhãn.

Hình dáng

Nhãn là loại cây ăn quả được trồng phổ biến tại vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Cây cao từ 5 -7 m, có cành lá sum suê. Thân nó có nhiều vết nhám, xù xì và có máu xám. Lá mọc so le, hình lông chim, dài 7 – 20 cm, rộng 2,5 – 5cm. Hoa có màu vàng nhạt, mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá. Qủa của chúng phát triển từ một ô của bầu thành quả. Vỏ bên ngoài màu vàng hoặc xám, nhẵn, Bên trong là phần thịt và một hạt màu đen.

Hình dáng của long nhãn
Hình dáng của long nhãn

Thu hái, bào chế

Mùa hạ là thời điểm thích hợp để thu hái quả. Người dân lựa quả đã chín, có cùi dày, đem phơi dưới nắng to hoặc sấy ở nhiệt độ 40-50°C. Khi lắc thấy bên trong kêu thì đem ra bóc vỏ, lấy phần cùi. Tiếp tục đem phần còn lại sấy  50 – 60°C đến khi nắm mật không dính tay. Tách thịt với hạt riêng ra, phần thịt bảo quản và sử dụng.

Thành phần hóa học

Đối với nhãn tươi, các thành phần bao gồm: Nước 77,15%, hợp chất Nito 20,55%,đường Sacarose 12,25%. Ngoài ra còn có protid 1,47%, tro 0,01%, chất béo 0,13%, sắt, vitamin A,B,C. Khi dược liệu được bào chế, cùi khô có chất tan trong nước 79,77%, chất không tan trong nước 19,39% và  0,85% nước. Các chất tan trong nước như:  glucose 26,91%, acid tartric 1,26%, sucrose 0,22%.

2. Công dụng của dược liệu long nhãn

Theo y học cổ truyền

Long nhãn có vị ngọt, tính bình, ấm, được quy vào 2 kinh Tâm, Tỳ. Trong đông y đây là dược liệu có tác dụng bổ ích tâm tỳ an thần và dưỡng huyết. Các thầy thuốc sử dụng nó để điều trị các bệnh về huyết hư, khí huyết bất túc, tim đập mạnh, mất ngủ, hay quên. Cụ thể hơn, bệnh về thiếu máu, dưỡng nhan, chán ăn , trí nhớ kém có thể sử dụng.

Theo y học hiện đại

Trong long nhãn có chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe. Chính vì vậy các nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra công dụng dược lý của nó.

  • Chống oxy hóa: Khoáng chất và vitamin có trong nhãn vô cùng dồi dào. Từ đó chúng có thể chống được lão hóa, làm trẻ hóa làn da trên cơ thể.
  • Kháng nấm, vi khuẩn: Thí nghiệm cho thấy dược liệu ức chế nha bào nấm của vị thuốc. Đồng thời làm tăng sức đề kháng và miễn dịch.
  • Hỗ trợ hệ tuần hoàn: Vitamin PP có trong nhãn làm tăng độ đàn hồi của mạch máu và làm bền thành mạch. Với sự tác động này giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh về huyết áp và tim mạch.
  • Cải thiện thị lực:  Nhờ có Riboflavin, long nhãn ngăn ngừa các bện về mắt, nhất là bệnh đục thủy tinh thể.

Ngoài công dụng trong y học, long nhãn còn được người dân chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Chúng làm tăng hương vị, được ưa chuộng trong đời sống hàng ngày.

3. Các bài thuốc có thành phần long nhãn

Dưỡng tâm, an thần

Chuẩn bị: Long nhãn 16g, Gạo tẻ 100g cùng Đại táo 15g.

Thực hiện: Nấu các dược liệu thành cháo, dùng trong 2 -3 tuần.

Long nhãn giúp dưỡng tâm, an thần
Long nhãn giúp dưỡng tâm, an thần

Chữa kém ăn, mất ngủ

Chuẩn bị: Cao ban long 40g, Long nhãn 50g.

Thực hiện: Sắc dược liệu chung với nước. Sau đó cho cao ban long đã thái nhỏ vào. Đun đến khi hòa tan, để nguội. Cắt thành từng miếng mỏng, mỗi ngày dùng 10g cao. Dùng lúc sáng sớm hoặc trước khi đi ngủ.

Chữa suy nghĩ quá độ, hay quên, khó ngủ

Chuẩn bị: Long nhãn 12g, toan táo nhân 12g, phục thần 12g. Cùng Nhân sâm 10g, bạch truật 12g, hoàng kỳ 12g, viễn chí 8g, mộc hương 6g, cam thảo 8g.

Thực hiện: Cho tất cả các dược liệu trên vào nồi, sắc lấy nước. Ngày chia thành 2 -3 lần uống, dùng khi còn ấm.

Chữa thiếu máu, cơ thể suy nhược

Chuẩn bị: Long nhãn 16g, thục địa 16g, đương quy 12g, hoàng kỳ 12g.

Thực hiện: Sắc uống khi còn ấm.

Chữa ngứa, lở

Chuẩn bị: Long nhãn.

Thực hiện: Đem tán thành bột mịn, thoa vào vùng da cần điều trị.

4. Lưu ý khi sử dụng dược liệu

Khi sử dụng long nãn để trị bệnh, người dùng cần chú ý các vấn đề sau:

  • Người trong có đảm hỏa, thấp trệ, đảm ẩm không nên dùng.
  • Người bên ngoài bị cảm, bên trong có uất hỏa, đầy bụng, ăn uống đình trệ không được sử dụng.
  • Dùng quá nhiều long nhãn có thể bị nổi mụn, nóng trong người, táo bón, tăng đường huyết.
  • Phụ nữ đang mang thai cần thận trọng khi sử dụng.
  • Không dùng cho người mẫn cảm hoặc dị ứng với thành phần của dược liệu.

5. Mua long nhãn ở đâu?

Quả nhãn đã vô cùng quen thuộc và phổ biến với nhiều người dân. Bạn có thể mua ở chợ, siêu thị, cửa hàng thực phẩm trên khắp cả nước. Không những thế tại người bán hàng rong, quầy trái cây bạn cũng có thể tìm thấy chúng một cách dễ dàng. Với quả tươi, người mua có thể tự chế biến và bảo quản dược liệu. Nhanh hơn, bạn có thể đến nhà thuốc y học cổ truyền hoặc mua long nhãn trên các trang thương mại điện tử. Tuy nhiên bạn cần lựa chọn địa chỉ, uy tín để tránh hàng kém chất lượng trên thị trường.

Mua long nhãn ở đâu?
Mua long nhãn ở đâu?

Với loại trái cây thơm ngọt được nhiều người yêu thích đã tạo nên một vị thuốc vô cùng có giá trị. Long nhãn mang đến lợi ích về sức khỏe cho con người. Hy vọng bài viết cung cấp đến bạn đọc nhiều kiến thức về loại dược liệu quý này. Hãy chia sẻ đến bạn bè và mọi người xung quanh nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *