Cây mã đề có tác dụng gì đối với sức khỏe con người?

Mã đề là loại thực vật phổ biến ở nước ta. Cây có nhiều công dụng và lợi ích đối với sức khỏe của con người. Dược liệu này có đặc điểm, thành phần và công dụng ra sao? Cùng tham khảo bài viết sau của Visuckhoe.vn để tìm ra câu trả lời cho thắc mắc của bạn. Hy vọng những kiến thức này sẽ bổ ích đối với quý độc giả và người thân.

1. Đặc đểm cây mã đề

Mã đề còn được gọi với các tên như: xạ tiền thảo, mã tiền xá. Nó có tên khoa học là Plantago asiatica. Cây phân bố tại những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chủ yếu có ở các nước: Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Malaysia, Philippin, Lào, Campuchia. Ở nước ta cây mọc hoang vùng đối núi có độ cao 1600 m. Các tỉnh Hà Giang, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Hải Phòng… là nơi tập trung nhiều.

Hình dáng

Đây là loại cây thân thảo, có kích thước cao tầm 10 – 15 cm. Lá hình trứng, rộng khoảng 3,5 – 8 cm, dài 5 – 12cm. Lá mọc thành hình hoa thị, đầu hơi nhọn, phiến tù. Trên lá có gân hình vòng cung, mép uốn lượn nhưng không đều. Cuống loe ra ở gốc, có chiều dài từ 5 -10cm. Hoa nhỏ, có lá bắc hình trứng, mọc ở khẽ lá. Cán của nó dài hơn lá, đài hoa dính ở gốc, 4 thuỳ hơi có gờ. Quả hình chóp, hơi thuôn, dài 3,5 – 4 mm. Hạt của chúng dẹt, có màu nâu hoặc màu đen bóng.

Hình dáng cây mã đề
Hình dáng cây mã đề

Thu hái, bào chế

Lá là bộ phận được sử dụng để làm dược liệu. Thời điểm thu hoạch tốt nhất là sau 7 -8 tháng từ khi trồng. Lúc này cây sắp hoặc đang ra hoa. Người ta đem lá về rửa sạch để loại bỏ tạp chất, sấy hoặc phơi khô. Ngoài ra, hạt của nó cũng có thể làm thuốc, khi lấy từ những quả già, đem về phơi khô.

Thành phần hóa học

Tùy vào từng bộ phận mà cây có các thành phần khác nhau. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và có các phát hiện như sau:

  • Trong lá: Gồm iridoid (aucubosid, catalpol), acid phenolic. Đồng thời có este phenylpropanoic của glycosid, majorosid và 20% là chất nhầy.
  • Trong hạt: 40% acid uronoic, L-arabinose và D-galactose. Ngoài ra còn có dầu béo với  acid 9-hydroxy-cis-11-octadecenoic.

Không những thế, trên dược liệu có nhiều chất khác như acid cimaric, caroten, vitamin K, vitamin C.,.. và flavonoid.

2. Công dụng dược lý của mã đề

Theo y học cổ truyền

Mã đề có vị nhạt, tính mát, được quy vào 4 kinh Can, phế, thận và tiểu tràng. Với tính chất này dược liệu có tác dụng thanh nhiệt, lợi phế, thông tiểu, tiêu thũng. Dựa vào công dụng như vậy, các thầy thuốc đông y đã dùng kết hợp nó cho vị thuốc trị nhiều bệnh. Cụ thể: chữa ho, tiểu ra máu, đau mắt, sưng đỏ mắt, viêm bàng quang, bí tiểu. Các bệnh viêm gan, chảy máu cam, ra nhiều mô hôi,… đều được áp dụng.

Theo y học hiện đại

Với các thành phần hóa học, mã đề đã tác động lên nhiều cơ quan, bộ phận của con người. Đây là những kết luận thông qua nghiên cứu trên động vật hoặc lâm sàng.

  • Kháng khuẩn: Trong dược liệu có hoạt chất plantamajosid . Đây là tác nhân kháng khuẩn đối với trực khuẩn E.coli và tụ cầu vàng. Đòng thời nó có thể ức chế được một số chủng gây bệnh ở da.
  • Trị bỏng: Nghiên cứu cho thấy nước sắc cho kết quả tốt đối với bỏng do vôi, nước sôi và lửa. Không nhiễm trùng, giảm hôi thối, da non phát triển đều và đặc biệt giảm lượng thuốc kháng sinh.
  • Hỗ trợ đương tiết niệu: Mã đề có tác dụng làm tăng lượng nước tiểu. Hàm lượng ure, acid uric và muối trong nước tiểu cũng tăng theo.
  • Tác dụng trên đường hô hấp: Plantagin có khả năng ức chế trung khu hô hấp. Nó làm tăng tiết niêm dịch phế quản, giúp cơ thể thở sâu và chậm lại.
  • Bảo vệ gan: Thực nghiệm trên động vật, tổn thương gan gây carbon tetraclorid sử dụng dược liệu cho kết quả tốt.
Mã đề trị chảy máu cam
Mã đề trị chảy máu cam

3. Các bài thuốc có thành phần mã đề

Trị tiêu chảy

Chuẩn bị: Mã đề tươi , rau má và cỏ nhọ nồi, mỗi loại 1 nắm.

Thực hiện: Sắc các dược liệu với nhau, chia thành nhiều lần uống trong ngày.

Trị chảy máu cam

Chuẩn bị: Mã đề tươi.

Thực hiện: Lá đem giã nát, cho ít nước vào để vắt lấy cốt. Bã của cây đem đắp lên trán. Nước uống trong vài ngày sẽ thấy hiêu quả.

Trị tiểu ra máu

Chuẩn bị: Lá mã đề, lá ích mẫu, mỗi loại 12g.

Thực hiện: 2 loại trên đem giã nát, lấy nước cốt để uống.

Trị viêm gan mạn tính

Chuẩn bị: Mã đề, trạch tả, bạch truật, phục linh, mỗi thứ 12g; Cung đảng sâm, ý dĩ, mỗi vị 16g, trư linh 8g và nhân trần 20g.

Thực hiện: Đem tất cả đun sôi đến khi sắc lại, uống trong ngày.

Trị sỏi tiết niệu

Chuẩn bị: Mã đề 20g, rễ cỏ tranh 20g và kim tiền thảo 30g

Thực hiện: Sắc lấy nước, uống nhiều lần như uống trà.

Trị ho, long đờm

Chuẩn bị: Mã đề 10g, cam thảo 2g cùng 2g cát cánh.

Thực hiện: Sắc tất cả dược liệu, lấy nước uống.

Mã đề trị ho, long đờm
Mã đề trị ho, long đờm

4. Lưu ý khi sử dụng dược liệu

Khi sử dụng mã đề người dùng cần chú các một số vấn đề sau:

  • Dược liệu có thể gây đái dầm ở trẻ em.
  • Phụ nữa đang mang thai cần thận trọng khi dùng, dễ dẫn đến sảy thai không mong muốn.
  • Người già, người có chức năng thân suy yếu, hay tiểu đêm không nên dùng.
  • Người tiểu nhiều lần, táo bón, thận hư và không có thấp nhiệt không nên sử dụng.
  • Hạn chế dùng thuốc vào buổi tối vì dễ gây tình trạng tiểu đêm.

5. Mua mã đề ở đâu?

Mã đề đã vô cùng quen thuộc và phổ biến đối với người dân Việt Nam. Chính vì vậy việc tìm kiếm loại cây này cũng tươi đối dễ dàng. Bạn có thể đến các chợ đông y, nhà thuốc y học cổ truyền để hỏi mua. Ngoài ra, hiện nay trên các sàn thương mại điện tử, nền tảng xã hội đều bán dược liệu qua hình thức online. Dù là lá tươi hay đã được sấy khô đều có thể mua nhanh chóng và tiện lợi. Tuy nhiên bạn cũng cần lựa chọn địa chỉ uy tín và đáng tin cậy, để tránh mua phải hàng kém chất lượng.

Trên đây là tất cả đặc điểm, công dụng, các bài thuốc và những lưu ý về cây mã đề. Là loại thảo dược từ thiên nhiên nhưng chúng vẫn có chỉ định và chống chỉ định cụ thể. Người dùng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để thuốc đạt hiệu quả cao nhất và tránh được rủi ro không đáng có. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy thông tin hữu ích nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *