Công năng và chủ trị của miết giáp

Ba ba là loài vật quen thuộc ở nước ta. Thịt của nó chế biến nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng. Ngoài ra, mai của ba ba còn được xem như dược liệu có giá trị trong đông y với tên gọi là miết giáp Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của vị thuốc này. Mời độc giả cùng Visuckhoe.vn khám phá.

1. Đặc điểm của miết giáp

Miết giáp còn được gọi với tên Mai ba ba, Cước ngư giáp, Thủy ngư giáp, tên khoa học là Carapax Trionycis. Loài vật này sống ở nhiều nước như: Trung Quốc, Đài Loan, Triều Tiên. Tại nước ta nó sống ở hồ ao, sông ngòi ở các tỉnh. Ngoài ra ba ba còn được người dân nuôi nhiều và phổ biến.

Hình dáng

Ba ba là loài bò sát 3 móng, có nhiều kích thước khác nhau. Mai của chúng có kích thước kinh bình dài 10 – 20cm, rộng từ 8,5 – 16,5cm. Nó dạng hình khung, nhô dần ở giữa, có 1 khía dọc. Bên trên có những mảnh tạo thành hình lục giác mờ, màu xám đen. Dưới bụng có thêm 1 phiến giáp phẳng không liền với lưng. Phía bên trong có màu trắng đục và có khung xương. Cụ thể có 1 khung xương sống chạy dọc ở giữa, 8 đốt, mỗi đốt mang 2 xương sườn thẳng hàng, uốn vào phía trong. Cấu tạo của nó bằng chất sừng, cứng.

Hình dáng của miết giáp ( mai ba ba)
Hình dáng của miết giáp ( mai ba ba)

Thu bắt, bào chế

Thời gian để thu bắt đạt sản lượng cao nhất là vào khoảng tháng 5 – 7. Ngoài ra cũng có thể bắt quanh năm. Sau khi đem về, người dân cắt cổ, cho cả con vào nồi nước sôi. Đun trong khoảng 1 -2 giờ, vớt ra, gỡ lấy phần mai. Tiến hành ngâm với phèn 1 đêm rồi cạo sạch thịt và màng, phơi khô. Tùy vào từng vùng miền và đặc điểm khác nhau mà cách bào chế miết giáp có nhiều cách. Người dân có thể chế với giấm, đem sao hoặc nấu cao để sử dụng.

Thành phần hóa học

Các nghiên cứu đã cho thấy trong miết giáp có các chất như: Keratin, Iod, Colloid, Vitamin D, Keratin và chất đạm. Trong đó:

  • Keratin là lớp sừng, là loại protein có vai trò quan trọng trong việc hình thành và cấu tạo nên độ chắc khỏe của móng tay, tóc.
  • Iod là vi chất tổng hợp các hormone của tuyến giáp. Từ đó điều chỉnh quá trình phát triển của hệ thần kinh trung ương, phát triển hệ sinh dục cùng các bộ phận khác trong cơ thể.
  • Vitamin D là một loại vitamin tan trong dầu, rất tốt cho cơ thể.

2. Công dụng dược lý

Theo y học cổ truyền

Miết giáp có vị mặn, tính hàn. Nó không độc, được quy vào 3 kinh Phế, Can và Tỳ. Với tính chất như vậy, dược liệu có tác dụng ích khí, thanh nhiệt, bổ âm, tán kết, nhuận táo, giảm đau, điều kinh. Các bác sĩ đông y dùng mai ba ba trong nhiều bài thuốc. Cụ thể như: chữa hao gầy, đau lưng, nhức xương, lao lực quá độ, sỏi thận. Khí huyết ngưng trệ, mồ hôi trộm, bế kinh, sốt rét sử dụng cũng vô cùng hiệu quả.

Theo y học hiện đại

Trong những nghiên cứu hiện đại cho thấy trong miết giáp có chứa lượng lớn protein. Đây là thành phần vô cùng quan trọng, chữa lao lực, người cao tuổi, thận yếu. Ngoài ra, các thành phần trong dược liệu có khả năng ức chế sự tăng sinh của tổ chức liên kết. Điều này giúp an thần, tiêu khối u và tăng protid huyết tương, kéo dài thời gian tồn tại của kháng thể.

Miết giáp trị bế kinh
Miết giáp trị bế kinh

3. Một số bài thuốc có thành phần miết giáp

Trị bế kinh

Chuẩn bị: 30g Miết giáp, chim bồ câu cùng ít rượu và gia vị.

Thực hiện: Dược liệu xay mịn, cho vào bụng chim bồ câu cùng các vị còn lại. Hấp cách thủy đến khi chín nhừ, ăn hết 1 lần trong ngày.

Trị sốt, ho mạn tính

Chuẩn bị: Ba ba, Hoài sơn, Long nhãn.

Thực hiện: Hấp cách thủy tất cả các vị trên, ăn ngày 2 -3 lần.

Trị sốt rét, phù thũng

Chuẩn bị: Miết giáp, Tam lăng, Trần bì, Thanh bì, Ô mai, Bán hạ chế, Binh lang, Thảo quả, Sa nhân, Nga truậ, mỗi thứ 20g và Thường sơn 40g.

Thực hiện: Tất cả dược liệu thái nhỏ, ngân với 1 lít rượu, 1 lít giấm trong 1 ngày đêm. Cho vào nồi đun cạn, phơi khô, sao giòn rồi tán mịn. Đem hỗn hợp vo thành viên như hạt đậu xanh, ngày uống từ 30 – 40 viên với nước ấm.

Trị suyễn ở trẻ em

Chuẩn bị: Miết giáp 4g cùng  50g lá nhót.

Thực hiện: Xay dược liệu cho mịn, uống chung với nước ép lá nhót.

Trị lao phổi có triệu chứng gầy yếu, nóng trong người

Chuẩn bị: Miết giáp 20g (sắc trước), Ngân sài hồ 12g, Hồ hoàng liên 4g, Thạch cao 8g. Cùng Tần giao 8g, Địa cốt bì 12g, Tri mẫu 12g và Cam thảo 4g.

Thực hiện: Sắc uống trong ngày.

Miết giáp trị sốt rét, phù thũng
Miết giáp trị sốt rét, phù thũng

4. Lưu ý khi sử dụng

Miết giáp là dược liệu khá an toàn và không độc tuy nhiên vẫn có những kiêng kị riêng. Người dùng cần chú ý:

  • Người  tỳ vị yếu, hay nôn mửa, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa không nên dùng.
  • Người hư yếu mà tay chân lạnh, người sợ lạnh không sử dụng.
  • Phụ nữ đang mang thai không dùng.
  • Người dị ứng hoặc mẫn cảm với thành phần của thuốc không sử dụng.

5. Mua miết giáp ở đâu?

Tại các nhà thuốc hoặc chợ đông y đều có bán loại dược liệu này. Bạn có thể đến các cơ sở trên cả nước để mua miết giáp. Ngoài ra, trên các nền tảng xã hội, trang thương mại điện tử hoặc website đều có mai ba ba khô, đã bào chế. Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng bạn cần lựa chọn địa chỉ tin cậy và uy tín.

Trên đây là các thông tin về dược liệu miết giáp. Đây là vị thuốc cổ truyền được sử dụng lâu đời với nhiều công dụng. Để đảm bảo hiệu quả cao nhất và tránh rủi ro, người dùng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Hy vọng bài viết cung cấp những thông tin bổ ích đối với độc giả trên hành trình chăm sóc sức khỏe của bản thân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *