Mỗi vị thuốc đều có công dụng và chức năng riêng. Trong đó có ngọc trúc, một loại thảo dược quý trong y học cổ truyền. Dược liệu được dùng để làm thuốc bổ, chữa đau lưng, phong thấp, di tinh. Vậy cây có đặc điểm, thành phần và cách sử dụng ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau của Visuckhoe.vn
- Vị thuốc Miết giáp là gì? Công dụng của Miết giáp ra sao?
- Mộc qua: Vị thuốc nhiều công dụng điều trị bệnh thấp khớp
- Bài thuốc quý từ ngô thù du và những lưu ý khi sử dụng
Nội dung bài viết
1. Đặc điểm của ngọc trúc
Ngọc trúc hay còn gọi là Nữ ủy, thuộc họ Thiên môn đông, có tên khoa học: Polygonatum odoratum (Mill.) Druce hoặc Polygonatum officinale. Cây xuất hiện nhiều tại châu Âu, Bắc Đông và Tây châu Á. Tại nước ta nó mọc ở những nơi ẩm ướt như trong núi rừng. Ngày nay, cây cũng trồng ở vùng núi cao, thuộc các tỉnh phía bắc nước ta.
Hình dáng cây ngọc trúc
Ngọc trúc là cây thân thảo, có chiều cao trung bình từ 20 – 50cm. Thân có màu xanh và nhẵn như ngọc, không chia nhánh. Lá mọc so le với nhau, có hình giống như lá trúc. Chúng đều hướng về cùng một phía với thân, có gân chạy dọc và hầu như không có cuống. Hoa mọc riêng lẻ tại nách của những lá phía trên, nó thuôn, mọc thõng, có 3 đài dính với nhau thành hình ống. Hoa có màu trắng, viền xanh, dài 1,5-2cm, rộng 5-8mm. Quả có màu đen lam, mọng và chứa khoảng 3 -6 hạt.

Thu hái, bào chế ngọc trúc
Thân rễ của cây ngọc trúc là bộ phận được sử dụng làm dược liệu trong đông y. Mùa thu là thời điểm thích hợp để thu hái. Khi đem về, người dân rửa sạch, loại bỏ đất cát và tạp chất. Phơi khô hoặc đồ qua rồi lăn cho mềm trước khi sấy. Tùy vào từng vùng miền và quan niệm sẽ có nhiều cách bào chế khác nhau. Người dân thường thái phiến, chế mật ong, chế rượu hoặc chưng.
Thành phần hóa học của cây ngọc trúc
Các nghiên cứu chỉ ra rằng trong ngọc trúc có chứa adoratan cùng polygonatum-fructan-O,A,B,C,D và azetidin-2-carboxylic acid. Ngoài ra, dược liệu này còn có glycosid convalla marin, convallaria, sinh tố A cùng tinh bột.
2. Công dụng dược lý của ngọc trúc
Theo y học cổ truyền
Ngọc trúc có vị ngọt, tính hàn, được quy vào hai kinh là phế và vị. Trong đông y, dược liệu có tác dụng nhuận táo, dưỡng âm, sinh tân chỉ khát. Với các công dụng như vậy ngọc trúc được sử dụng chữa các bệnh như: phong thấp, đỏ mồ hôi trộn. Ngoài ra người bị táo nhiệt, chỉ khát, sinh ho phát sốt đều có thể dùng.
Theo y học hiện đại
Qua các nghiên cứu trên động vật và lâm sàng cho kết quả tốt. Các chất có trong dược liệu tác dụng lên nhiều bệnh. Cụ thể:
- Polysacarit có nhiều trong ngọc trúc giúp cải thiện khả năng miễn dịch. Đây cũng là thành phần được sử dụng để điều trị các bệnh về tim mạch, tiểu đường và thấp khớp.
- Chiết xuất Homoisoflavanone-1 có khả năng ức chế sự hoạt động của tế bào ung thư.
- Thí nghiệm trên chuột cho thấy Polysacarit trong dược liệu làm giảm các đặc điểm béo phì. Đồng thời nó điều hoà hệ vi sinh vật đường ruột.
- Dịch chiết giúp hạn chế sự tăng sinh và gây ra apoptosis của tế bào ung thư vú MDA-MB-231.
- Aspagagine trong dược liệu giúp lợi tiểu.
3. Một số bài thuốc có thành phần dược liệu ngọc trúc
Trị cảm, ho khan
Chuẩn bị: Ngọc trúc 12g, Bạc hà 4g, Chích thảo 2g, Bạch vị 4g. Cùng Hành tươi 3 củ, Cát cánh 6g, Đạm đậu xị 16g, Táo 2 quả.
Thực hiện: Sắc lấy nước uống trong ngày.
Trị viêm phế quản lâu ngày
Chuẩn bị: Ngọc trúc nhuận phế cùng Mạch môn, Sa sâm, Thạch hộc.
Thực hiện: Sắc lấy nước uống.

Trị bệnh mạch vành
Chuẩn bị: Ngọc trúc 20g, Đảng sâm 12g.
Thực hiện: Nấu 2 vị này đến khi thành cao, chia thành 2 lần uống mỗi ngày.
Trị mắt đau đỏ, thây hoa đen
Chuẩn bị: Ngọc trúc 12g, Bạc hà 2g. Thảo quyết minh sao, Cúc hoa, Sinh địa, Huyền sâm, mỗi vị 10g.
Thực hiện: Đun tất cả dược liệu trên, lấy 1 ít để uống, còn lại dùng xông hơi.
Trị thấp tim
Chuẩn bị: Ngọc Trúc, Kỷ tử, Sinh khương, Đại táo, Long nhãn nhục, Mạch đông.
Thực hiện: Sắc lấy nước uống.
4. Lưu ý khi dùng ngọc trúc
Khi sử dụng ngọc trúc để chữa bệnh, người dùng cần lưu ý:
- Không dùng cho người dương suy âm thịnh, tỳ hư đờm thấp ứ trệ.
- Người đầy hơi, chướng bụng, ho có đờm, tiêu chảy không nên sử dụng.
- Người dị ứng hoặc mẫn cảm với thành phần của dược liệu không nên dùng.
- Không sử dụng đồ bằng sắt trong quá trình chế biến ngọc trúc.
- Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để thuốc đạt hiệu quả cao nhất và tránh rủi ro.
5. Ngọc trúc mua ở đâu?
Ngọc trúc là vị thuốc vô cùng có giá trị trong y học. Người dùng có thể đến các chợ hoặc nhà thuốc đông y để hỏi mua. Ngoài ra, các sản phẩm của dược liệu được nhiều công ty và cơ sở sản xuất bán online thông qua các website, nền tảng xã hội hoặc trang thương mại điện tử. Bạn có thể đặt mua ngọc trúc một cách dễ dàng và tiện lợi. Tuy nhiên người dùng cần lựa chọn địa chỉ uy tín và đáng tin, tránh mua hải hàng kém chất lượng.
Bài viết vừa tổng hợp đặc điểm, công dụng, cách dùng và lưu ý đối với ngọc trúc. Loại thảo dược từ thiên nhiên này mang đến nhiều giá trị cho con người. Những bài thuốc Visuckhoe.vn cung cấp đến bạn đọc chỉ mang tính chất tham khảo, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Chúc quý độc giả luôn khỏe mạnh và có thêm nhiều thông tin hữu ích từ bài viết.