Ngưu bàng tử: vị thuốc dân gian có công dụng tuyệt vời

Từ lâu con người đã sử dụng cây cỏ thiên nhiên để chữa bệnh. Mỗi loại sẽ có các công dụng và mục đích khác nhau. Trong đó ngưu bàng tử được xem là vị thuốc quý, có giá trị cao trong y học. Dược liệu này có đặc điểm, công năng và cách sử dụng ra sao? Mời độc giả cùng khám phá về loại thảo dược qua bài viết của Visuckhoe.vn

1. Ngưu bàng tử là gì?

Ngưu bàng tử là quả đã chín của cây ngưu bàng, có tên khoa học là Arctium lappa Linn. Nó còn được gọi với nhiều tên khác như: đại đao tử, á thực, hắc phong tử, lệ thực, mã diệc danh thử nêm, đại lực tử. Cây có nguồn gốc và được trồng nhiều tại Trung Quốc. Đến năm 1959 nó mới bắt đầu du nhập vào nước ta.

Hình dáng

Cây ngưu bàng cao khảng 1 -1,5m, có tuổi thọ 1 hoặc 2 năm. Phía trên của thân phân thành nhiều cành. Lá có kích thước  40 – 50cm, hình tim. Chúng mọc so le trên thân cây, thành hình hoa thị, cuống dài. Mặt dưới có nhiều lông trắng. Hoa mọc tại đầu cành, có hình tròn, đường kính 2 – 4cm. Các hoa màu tím, nở vào tháng 6 -7 hàng năm. Quả nhỏ, hơi cong, có màu xám nâu.

Hình dáng của ngưu bàng tử
Hình dáng của ngưu bàng tử

Thu hái, bào chế

Vào tháng 8 đến tháng 9 là thời điểm quả chín, phù hợp nhất để thu hoạch. Trong quá trình hái người dân cần đeo bao tay để tránh bị gai đâm. Sau khi đem quả về tiến hành đập lấy hạt và phơi khô. Ngoài ra, rễ của cây cũng là thành phần được sử dụng để làm dược liệu. Bộ phận này đươc thu hái vào mùa xuân năm thứ 2 của cây. Rễ đào về được rửa sạch, cắt lát dày khoảng 2cm, phơi hoặc sấy khô.

Thành phần hóa học

Thành phần được chiết xuất từ ngưu bàng tử có 5 – 30% chất béo và glucoside actin C27H34O11.H2O, alkaloid lappin. Trong đó, chất béo gồm những glyceride của acid palmitic, acid oleic và acid stearic. Thực hiện phân hủy dược liệu thu về chất actigenin C21H24O6 và glucoza.

2. Tác dụng dược lý

Theo y học cổ tryền

Ngưu bàng tử có vị cay, đắng, tính hàn, được quy vào 2 kinh phế và vị. Với đặc tính như vậy, dược liệu có tác dụng trừ phong, tán nhiệt, thông phổi làm mọc ban chẩn, tiêu thũng, giải độc và sát trùng. Ngoài ra, đây còn là vị thuốc chữa cảm sốt, ma chẩn, chữa sưng vú, sưng đau cổ họng, viêm phổi, viêm tai một cách hiệu quả. Các thầy thuốc đông y thường xuyên sử dụng dược liệu kết hợp cùng nhiều vị thuốc khác nhau để trị bệnh.

Theo y học hiện đại

Trong y học hiện đại, ngưu bàng tử dùng để chữa mụn trứng cá, lở loét và hắc lào. Dược liệu còn có tác dụng lên chứng tê thấp, đau và nhức xương khớp. Rễ của cây thành cao có thể làm hạ glucose trong máu đối với người bị bệnh đái tháo đường. Đồng thời nó còn giúp hút nọc độc, chống giang mai, lợi mật, nhuận tràng và lợi tiểu. Ngoài ra, cuống và thân cây có khả năng làm tăng lượng glycogen trong gan. Rễ giã nhỏ, đắp lên vết thương bị rắn độc, sâu, bọ, ong, muỗi, rết cắn có thể giải độc.

3. Các bài thuốc có ngưu bàng tử

Trị cảm mạo, phù thũng

Chuẩn bị: 80 g ngưu bàng tử.

Thực hiện: Đem sao vào rồi tán thành bột mịn. Lấy 8g pha với nước nóng, chia thành 3 lần uống mỗi ngày.

Trị cảm lạnh, trúng gió, ho, phát sốt

Chuẩn bị: 12 g ngưu bàng tử, 6 g thuyền thoái và 5 g bạc hà.

Thực hiện: Sắc uống trong ngày.

Giảm đau, mát họng

Chuẩn bị: 16 g ngưu bàng tử, 12 g đại hoàng, 4 g bạc hà, 4 g cam thảo, 12 g phòng phong và 8 g kinh giới tệ.

Thực hiện: Đun tất cả các vị trên đến khi sắc lại, lấy nước uống.

Trị phù thận cấp tính

Chuẩn bị: Ngưu bàng tử lấy 3 g đi sao khô, 3 g tươi cùng 6 g phù bình đã sao.

Thực hiện: Tất cả đem tán mịn, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần dùng 5 g.

Ngưu bàng tử trị phù thận cấp tính
Ngưu bàng tử trị phù thận cấp tính

Trị thủy đậu mọc trong miệng

Chuẩn bị: 8 g ngưu bàng tử, 6 g cát cánh và 3 g cam thảo.

Thực hiện: Sắc lấy nước uống.

4. Lưu ý khi sử dụng dược liệu

Ngưu bàng tử là vị thuốc từ thiên nhiên, có nhiều côn dụng trong y học. Tuy nhiên nó vẫn có những kiêng kỵ và chống chỉ định riêng. Chính vì vậy người dùng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chất Arctiin trong dược liệu có thể dẫn đến các triệu chứng co giật, tê, khó khăn khi cử động, thở yếu.
  • Những người yếu sinh lý cần thận trọng khi dùng.
  • Người có tâm tỳ hư, tiêu chảy không nên sử dụng.
  • Khi có dấu hiệu bất thường cần dừng thuốc ngay và đến cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời.
  • Để đảm bảo an toàn và đạt thiệu quả cao nhất cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

5. Mua ngưu bàng tử ở đâu?

Với công dụng của mình, ngưu bàng tử ngày càng có giá trị và được tìm kiếm nhiều. Hiện nay, tại các chợ đông y học nhà thuốc y học cổ truyền trên cả nước đều có bán dược liệu này. Ngoài ra, các công ty dược hoặc cơ sở sản xuất còn bán online thông qua nhiều hình thức khác nhau. Bạn có thể tìm kiếm và đặt mua một cách dễ dàng, nhanh chóng. Tuy vậy nhưng trước khi quyết định, người mua cần tìm địa chỉ uy tín và đáng tin cậy để tránh gặp phải hàng kém chất lượng.

Mua ngưu bàng tử ở đâu?
Mua ngưu bàng tử ở đâu?

Bài viết vừa tổng hợp đặc điểm, công dụng và cách dùng của vị thuốc ngưu bàng tử. Đây là loại dược liệu phổ biến, mang đến nhiều lợi ích cho con người. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng đúng cách, đúng bệnh, giúp ích cho cơ thể. Hy vọng bài viết hữu ích đối với bạn và người thân trên hành trình chăm sóc sức khỏe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *