Nhũ hương và những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe

Nhũ hương là dược liệu được sử dụng phổ biến trong đông y. Với các thành phần và tính chất đa dạng, vị thuốc này đóng vai trò quan trọng trong việc chữa trị nhiều bệnh. Đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu như thế nào? Sau đây, mời độc giả cùng Visuckhoe.vn tìm hiểu và khám phá về nhũ hương thông qua bài viết.

1. Đặc điểm của nhũ hương

Nhũ hương thuộc họ Trám, có tên khoa học là Boswellia carterii Birds hoặc Pistacia lentiscus L. Sở dĩ cây có tên gọi như vậy vì nhựa nhỏ từng giọt giống nhũ và có mùi thơm rất đặc trưng. Cây được phân bố khắp nơi trên thế giới, từ ven biển Địa Trung Hải đến khu vực Trung Đông, Ấn độ, Trung Quốc. Tại nước ta, cây mọc ở sườn đồi hoặc đồng bằng. Đây là loài chịu hạn và chống cháy tốt.

Hình dáng bên ngoài của cây

Đây là loài có kích thước vừa phải, cao trung bình từ 5 – 6m. Vỏ bên ngoài trơn nhẵn, màu nâu nhạt và phân thành nhiều cành to khỏe. Khi cây lớn lên, càng ngày có xu hướng xuất hiện bong tróc các vảy nhỏ. Lá kép, mọc ở đầu cành, có hình lông chim và dài trung bình 20-40 cm. Lá không có cuống, mép có răng cưa, được bao phủ bởi nhiều lông trắng. Hoa màu trắng, nhỏ, mọc thành những chùm thưa. Mỗi hoa gồm 5 cánh rời, nụ hình trứng và dài gấp đôi đài hoa. Quả có đầu tù, hình trứng ngược, vỏ rất chắc.

Hình dáng bên ngoài của cây nhũ hương
Hình dáng bên ngoài của cây nhũ hương

Mô tả dược liệu

Nhựa của cây là phần được sử dụng để làm dược liệu. Nó có dạng hình cầu hoặc hình giọt nước, kích thước không đều nhau. Dược liệu có màu vàng hay pha xanh, lam, được bao phủ một lớp phấn trắng. Bên ngoài trắng mờ, trong sáng bóng, có mùi thơm, khi cắn vào thì dính răng. Chất bên trong cứng và giòn, đốt lên có mùi thơm mát.

Trung bình mỗi cây cho được 3 kí nhựa trong 1 năm. Vào mùa xuân và hạ là thời điểm thu hoặc tốt nhất. Người dân tiến hành rọc một đường dọc từ dưới lên thân cây. Vết rạch càng sâu cho ra lượng nhựa càng nhiều. Sau khi đã hứng được dược liêu, đem về loại bỏ tạp chất, sao với đăng tâm và tán mịn. Dươc liệu phải được bao quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Thành phần hóa học

Theo nhiều nghiên cứu, thành phần có trong nhũ hương khá đa dang và phong phú. Nhựa chiếm 60-70%, gôm 27-35%, tinh dầu 3-8% và đường. Ngoài ra, dược liệu còn chứa các acid triterpene như: Dinhyroroburic acid, Olibanoresene 33% O-acetyl-beta-Boswellic acid 33%, Arabic acid. Hỗn hợp acid masrtixic 90%, masticolic acid cùng dipinen chiếm 2%.

2. Nhũ hương có tác dụng gì?

Theo y học cổ truyền

Nhũ hương có vị cay và đắng, tính ôn, hơi có độc. Nó có mùi thơm, được quy vào 5 kinh Tâm, Can, Tỳ, Thận, Phế. Cùng với những tính chất như vậy vị thuốc này có tác dụng hoạt huyết, chỉ thống, giải độc, khử ứ, tiêu sưng, bổ tâm, tỳ. Các thầy thuốc đông y sử dụng dược liệu kết hợp với các vị khác, chủ trị nhiều bệnh cho con người. Cụ thể: đau nhức xương khớp, mề đay, co cứng cơ, đau bụng kinh, mụn nhọt. Người ứ huyết sau sinh gây đau bụng, khí huyết ngưng trệ cũng có thể dùng hiệu quả.

Theo y học hiện đại

Các nhà khoa học thông qua những nghiên cứu đã cho thấy nhũ hương có nhiều lợi ích đối với sức khỏe của con người. Chất nhựa ( chủ yếu là acid boswellic) có tác dụng tương tự như NSAID. Nó ức chế được các yếu tố gây đau như cytokines, enzyme 5-lipoxygenase. Từ đó giúp giảm đau và giảm viêm. Đây là vị thuốc thích hợp để hỗ trợ điều trị viêm khớp, thoái hóa khớp, đau bụng, đau họng…

Trong thành phần của dược liệu có các loại acid. Các nhà khoa học đã chứng minh được acid này ức chế nhiều loại vi khuẩn, vius. Cụ thể: monoterpenes, triterpenes, diterpenes, axit pentacyclic triterpenic… Điều này cho thấy nhũ hương có thể kháng khuẩn hiệu quả. Không những thế nó còn giúp chống viêm, se niêm mạc nhờ các axit pentacyclic triterpenic, monoterpenes, diterpenes và triterpenes.

Nhũ hương có tác dụng gì?
Nhũ hương có tác dụng gì?

3. Cách sử dụng nhũ hương

Tùy vào mục đích sử dụng và tình trạng của người bệnh mà dùng với liệu lượng và các cách khác nhau. Dược liệu này có thể sắc lấy nước uống, tán bột vo thành hoàn hay dùng ngoài da. Dưới dạng thuốc sắc và dạng bột liều lượng an toàn có thể dùng từ 3 -10g/ngày. Dùng ngoài da liều lượng không cố định. Ngoài ra, còn có thể bào chế mùi hương làm nước hoa hoặc đốt làm sạch không khí.

4. Các bài thuốc có thành phần dược liệu

Chữa mụn nhọt

Chuẩn bị: Nhũ hương 5g, Một dược 5g Kim ngân hoa 15g và Cam thảo 3g. Đại hoàng, Hoàng kỳ, Thiên hoa phấn, Ngưu bàng tử cùng Mẫu lệ mỗi loại 10g

Thực hiện: Sắc tất cả lấy nước, chia thành 2 -3 lần uống/ ngày.

Chữa đau đầu, đau nhức cơ thể

Chuẩn bị: Nhũ hương, Thảo ô, Mộc miết tử, Ngũ linh chi, Một dược, Vãn tàm sa, một lượng bằng nhau.

Thực hiện: Đem tất cả tán mịn, trộn với rượu và bột hồ. Sau đó vo viên bằng hạt ngô, uống chung với nước sắc bạc hà. Mỗi lần dùng7 viên.

Chữa sưng đau do chấn thương

Chuẩn bị: Nhũ hương 5g, Xuyên khung 5g, Một dược 5g. Xích thược, Sinh địa Bạch chỉ và Đơn bì mỗi thứ 10g cùng 3g Cam thảo.

Thực hiện: Tán thành bột mịn, mỗi lần uống 3g chung với rượu.

5. Một số lưu ý khi dùng

Khi sử dụng nhũ hương để điều trị, người dùng cần chú ý đến một số vấn đề sau:

  • Phụ nữ có thai không nên dùng, dễ dẫn đến sảy thai.
  • Không sử dụng dược liệu với hàm lượng lớn, trong thời gian dài. Đường uống không dùng kéo dài quá 6 tháng. Bôi ngoài da không dùng quá 30 ngày.
  • Trong quá trình sử dụng có thể xuất hiện các triệu chứng: loạn tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn. Với trường hợp này cần dừng ngay thuốc và đến cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời.

6. Nhũ hương mua ở đâu?

Tại các chợ đông y học nhà thuốc y học cổ truyền đều có bán nhũ hương. Bạn có thể đến các cơ sở trên để tìm mua.Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm đông y không rõ nguồn gốc và kém chất lượng. Việc này làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị cũng như sức khỏe của người bệnh. Chính vì vậy bạn cần lựa chọn nơi uy tín, đáng tin cậy, có đầy đủ giấy phét để đảm bảo an toàn.

Bài viết đã cung cấp các thông tin, đặc điểm, công dụng và cách dùng của nhũ hương. Loại nhựa từ cây mang nhiều ý nghĩa và giá trị đối với con người. Để vị thuộc phát huy tối đa hiệu quả cũng như tránh rủi ro không mong muốn người dùng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Chúc quý bạn đọc có thêm nhiều kiến thức hữu ích trên hành trình chăm sóc sức khỏe của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *