Nhàu là một loại cây phổ biến có nhiều công dụng. Trái của chúng được dùng để chế biến các món ăn ngon và hấp dẫn. Rễ nhàu được các thầy thuốc đông y xem là vị thuốc quý, điều trị bệnh cho con người. Vậy dược liệu này có đặc điểm và thành phần như thế nào? Công dụng cụ thể của nó ra sao? Cùng Visuckhoe.vn tìm hiểu qua bài viết này nhé!
- 5+ công dụng tuyệt vời của Mạn kinh tử trong y học
- Mẫu đơn bì: vị thuốc có nhiều công dụng đối với con người
- Râu mèo: dược liệu có nhiều công dụng hữu ích đối với sức khỏe
Nội dung bài viết
1. Đặc điểm của cây và rễ nhàu
Cây nhàu có tên koa học là Morinda citrifolia, thuộc họ cà phê. Nó được phân bố rộng rãi ở những nơi có khí hậu nhiệt đới. Cụ thể: Đài Loan, Trung Quốc, Indonesia, Philippine, Lào, Campuchia, Thái Lan, Ấn độ, Australia và một số đảo ở Thái Bình Dương. Tại nước ta, cây mọc nhiều ở các tỉnh niềm trung và miền nam. Từ Bình Định, Khánh Hòa đến An Giang, Bình Dương,…
Hình dáng
Đây là cây thân gỗ với chiều cao từu 6 -8m. Thân nhẵn nhụi, có nhiều cành to. Lá mọc đối xứng với nhau, hình bầu dục, kích thước dài khoảng 7 – 15cm. Hoa có màu trắng, mọc ở cuống lá hoăc ngọn của cành. Qủa của chúng hình bầu dục, khi nhỏ có màu xanh lục, chín chuyển sang trắng hồng. Kích thước của quả dài khoảng 5 – 7cm, bên trong thịt mềm, thơm, nhân cứng. Bên ngoài hình dáng xù xì. Rễ nhàu có màu vàng tươi như nghệ, khi kho lại sẽ có màu vàng sẫm.

Thu hái, bào chế
Dược liệu thường được thu hoặc vào mùa đông. Người ta đào bộ phận rễ cây lên. Sau đó đem đi rửa sạch để loại bỏ đất cát và tạp chất. Rễ được cắt thành những lát mỏng, phơi hoặc sấy khô. Người dân bảo quản dược liệu ở những nơi tháng mát, tránh ẩm ướt, mối mọt.
Thành phần hóa học
Trong rễ nhàu bao gồm các chất như: morindon, morindin, axit rubichloric, Morindadiol, i-oxy-2,3-dimetoxy-anthraquinon. Đồng thời, dược liệu còn có hỗn hợp anthraglucosid, glucosid anthraquinonic.
2. Công dược dược lý của rễ nhàu
Theo y học cổ truyền
Trong y học cổ truyền rễ nhàu có vị chát, tính bình. Nó được quy vào 2 kinh thận và đại tràng. Dươc liệu có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Các thầy thuốc đông y sử dụng nhiều trong việc chủ trị các bệnh cho con người. Cụ thể trị phong thấp, đau nhứt xương khớp, mụn nhọt, cảm sót, cao huyết áp,…
Theo y học hiện đại
Hiện nay, rễ nhàu đã được các nhà khoa học nghiên cứu và cho ra kết quả khả quan. Chiết xuất từ dược liệu có khả năng làm dịu hệ thần kinh và hạ huyết áp trong một thời gian dài. Người bệnh bệnh cao huyết áp sử dụng có thể hỗ trợ quá trình giảm áp một cách hiệu quả. Đồng thời, nó còn làm lợi thiểu, nhuận tràng, độ độc ít nên không gây nghiện.
Y học hiện đại cũng đã chứng minh được dược liệu trị các bệnh như: rối loạn kinh nguyệt, băng huyết, ho, cảm, kiết kỵ, bệnh tiểu đường, bạch đới. Các thành phần trong rễ cây giúp tăng khả năng miễn dịch trong cơ thể. Đặc biệt tăng cường sức khỏe của phụ nữa sau sinh. Các chứng đau đầu, đau nửa đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh đều có tác dụng khi dùng dược liệu.

Ngoài những công dụng dược lý, trong dân gian còn sử dụng rẽ nhàu để nhuộm vải và quần áo.
3. Các bài thuốc kinh nghiệm
Chữa cao huyết áp
Chuẩn bị: 30 – 40g dược liệu
Thực hiện: Đem hãm với nước sôi giống như trà, dùng uống mỗi ngày.Sử dụng trong 2 tuần liên tục sẽ có hiệu quả.
Chữa đau nhức xương khớp
Chuẩn bị: Rễ nhàu 40g, vòi voi 40g, quả ô môi 10g, nghệ vàng, nghệ đen, trần bì, đỗ trọng, quế chi, chùm gửi cây dâu, thiên niên kiện,mỗi loại 20g; 500g đường cát và 2 lít rượu trắng.
Thực hiện: Đem tất cả dược liệu trên ngâm trong rượu từ 7 – 10 ngày. Chắt lấy nước, pha với đường đến khi hòa tan. Ngày dùng 2 lần vào buổi sáng và tối. Mỗi lần uống 30ml rượu thuốc.
Chữa đau lưng, nhức mỏi
Chuẩn bị: Rễ nhàu.
Thực hiện: Đem dược liệu sao vàng, ngâm chung với rượu. Mỗi ngày uống từ 1 -2 lần, liệu lượng mỗi lần dùng là 1 thìa canh.
Chữa phong thấp
Chuẩn bị: Rễ nhàu, dây đau xương và rễ cỏ xước, thổ phục linh, mỗi vị 20g và 6g cam thảo dây.
Thực hiện: Cho tất cả dược liệu vào nồi cùng với 500ml nước. Đun cho đến khi sắc lại còn 250ml thì chắt lấy nước. Mỗi ngày uống 2 -3 lần khi thuốc còn nóng.
Chữa đau nửa đầu
Chuẩn bị: Rễ nhàu 24g cùng 2g hạt muồng trâu, 8g củ gấu, 12g rau má, 12g cối xay.
Thực hiện: Sắc dược liệu trên chung với 500ml nước. Đến khi còn lại 250ml thì dừng lại, uống khi còn cấm.

4. Lưu ý khi sử dụng rễ nhàu
Rễ nhàu là dược liệu phổ biến và khá quen thuộc đối với con người. Chính thành phần và công dụng đa dạng của nó đã chữa trị nhiều bệnh. Tuy nhiên dược liệu này vẫn có những lưu ý nhất định khi sử dụng. Cụ thể:
- Phụ nữa có thai không nên sử dụng
- Người bị huyết áp thấp cần cẩn thận khi dùng dược liệu.
- Người dị ứng với các thành phần của thuốc tuyệt đối không dùng.
- Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để đạt hiệu quả cao và tránh rủi ro xảy ra.
5. Mua rễ nhàu ở đâu?
Hiện nay rễ nhàu được bán nhiều tại các chợ đông y học cơ sở y học cổ truyền. Ngoài ra dược liệu cũng được công ty, hộ kinh doanh sản xuất và chế biến. Thành phẩm được đóng gói và có thể vận chuyển trên khắp cả nước. Người mua chỉ cần và website, mạng xã hội hoặc các sàn thương mại để lựa chọn. Tuy nhiên trước đó bạn cần tìm địa chỉ uy tín và đáng tin cậy, tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
Có thể nói rễ nhàu là một loại dược liệu có giá trị đối với con người. Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm những kiến thức về vị thuốc này. Chúc quý đọc giả luôn khỏe mạnh và vui vẻ. Hãy chia sẻ bài viết hữu ích đến người thân và bạn bè xung quanh nhé!