Đặc điểm và công dụng của sa nhân đối với sức khỏe

Từ lâu sa nhân đã là một vị thuốc được các bác sĩ đông y sử dụng thường xuyên. Với sự đa dạng về thành phần và công dụng dược liệu này điều trị được nhiều bệnh cho con người. Cây có đặc điểm như thế nào? Lợi ích và cách sử dụng ra sao? Hãy cùng Visuckhoe.vn tìm hiểu rõ hơn qua bài viết. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích đối với quý độc giả.

1. Đặc điểm của cây sa nhân

Cây sa nhân còn được gọi với nhiều tên khác như: Mé tré bà, Co nẻnh (Thái), Mác nẻnh (Tày),… Nó thuộc họ Gừng, có tên khoa học là Amomum xanthioides. Hiện nay cây có nhiều loại khác nhau, phân bố chủ yếu ở độ cao dưới hoặc bằng 800m. Cây sinh trưởng và phát triển ở những nơi đất tốt, nhiều mùn, kali và đạm. Mực nước mưa trung bình từ mỗi năm từ 1500 đến 3000mm phù hợp cho dược liệu. Ở nước ta, cây phân bố rộng khắp từ bắc đến nam.

Hình dáng

Đây là loài thực vật thân thảo, sống lâu năm. Nó có chiều cao từ 2 -3 m, rễ mọc bò lan trên mặt đất. Lá dạng hình mác, mọc so le với nhau thành 2 hàng. Kích thước dài 23 – 30cm, rộng 5 – 6cm. Gốc lá có hình nêm, đầu nhọn, mép nguyên. Cả hai mặt đều nhẵn, mặt trên bóng hơn và xẻ đôi. Cụm gồm 5 -7 hoa, có màu trắng, mọc từ thân rễ. Đài dài, có 3 răng nhọn, tràng hình ống, chia làm 3 thùy. Bên ngoài thùy có nhiều lông, ở giữa giữa hình trứng ngược, hai bên hẹp. Qủa của chúng có hình cầu, màu tím, kích thước đường kính 1,5 – 2cm. Ngoài có gai ngắn, trong hạt có áo. Hạt có màu sẫm, nhăn nheo.

Hình dáng của sa nhân
Hình dáng của sa nhân

Thu hái, bào chế

Hạt của sa nhận là bộ phận được sử dụng để bào chế dược liệu. Vào mùa thu, từ tháng 7 – 8 hàng năm là thời điểm thích hợp để thu hoạch. Khi hái về, người dân để nguyên quả và sấy khô trong 5 ngày đêm. Không được bóc vỏ để phơi hạt trần, vì sẽ làm hạt dễ vỡ vụn, mất nhiều chất và tinh dầu. Để thu được hạt, người dân dùng dao để tách vỏ qua, sau đó lấy nguyên cả hạt ép dính vào nhau.

Thành phần hóa học

Trong dược liệu bao gồm các chất như: Tinh dầu D – Camphor (33%), Acetat bornyla (26,5%),Tinh dầu D – Broneola (19%). Ngoài ra, hạt của cây cũng có :L – Limonen (7%), Phelandren (2,3%), Pinen (1,8%), Parametoxyathtlxinamat (1%), Saponin (0,69%),…

2. Công năng của dược liệu sa nhân

Sa nhân có mùi thơm, vị cay, tính ôn. Cây được quy vào 3 kinh: Tỳ, Vị và Thận. Các bác sĩ đông y sử dụng dược liệu để điều trị các bệnh cho con người. Cụ thể: kích thích tiêu hóa, buồn nôn, ăn không tiêu, tiêu chảy, an thai, giảm đau, trị đau bụng, đau nhức cơ xương,…

Hỗ trợ bệnh về đường tiêu hóa

Các triệu chứng  như: tiêu chảy, buồn nôn, khó tiêu, đau dạ dày, khát nước,… có nhiều nguyên nhân gây nên. Trong đó chủ yếu do ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng hoặc mắc các bệnh về đường ruột. Các thành phần có trong dược liệu có thể giúp ức chế vi khuẩn có hại trong đường ruột. Đồng thời các chất có thể tăng cường năng lượng cho cơ thể. Từ đó trị được các bệnh tiêu chảy, ăn uống khó tiêu một cách hiệu quả.

Giảm đau nhức răng

Các loại vitamin có trong sa nhân giúp răng chắc khỏe, ngăn ngừa sâu răng. Ngoài ra, dược liệu còn có thể hỗ trợ trong việc làm giảm các triệu chứng như đau nhức răng, viêm lợi, chảy máu chân răng.

Tốt cho bà bầu hay nôn

Phụ nữa mang thai thường xuyên xảy ra tình trạng nôn mửa, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Dược liệu có nhiều chất cùng vitamin kích thích tiêu hóa. Từ đó chữa nôn khan, đầy hơi và ợ chua. Những thành phần dưỡng chất trong hạt giúp bổ sung thêm năng lượng có cả mẹ và thai nhi.

Sa nhân rất tốt cho bà bầu hay nôn
Sa nhân rất tốt cho bà bầu hay nôn

Điều trị phong thấp và giảm đau hiệu quả

Trong thành phần của sa nhân có nhiều chất khoáng. Chất này có khả năng tái tạo dịch khớp, giúp ổ khớp được bôi trơn. Người bị các bệnh phong thấp hoặc liên quan đến xương khớp có thể sử dụng để giảm đau. Các khớp hoạt động dễ dàng, cả thiện tình trạng đau nhức hiệu quả.

Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày

Dược liệu có khả năng trung hòa nồng độ axit vượt quá giới hạn trong dịch dạ dày. Những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày do nhiễm khuẩn, hút thuốc, rượu bia, chế độ ăn uống không hợp lý khi sử dụng sẽ có hiệu quả. Từ xúc tác của mình, sa nhận giúp cải thiện hệ tiêu hóa, góp phần ngăn ngừa và điều trị bệnh loét dạ dày.

3. Các bài thuốc có thành phần sa nhân

Trị ăn không tiêu, đầy bụng

Chuẩn bị: Sa nhân 7g, kê nội kim 5g, thần khúc 14g, hạt sen 15g, gạo tẻ 400g, táo mèo14g, cháy cơm 160g.

Thực hiện: Tất cả các vị trên đem rửa sạch, sao thơm. Sau đó tán nhuyễn rồi sử dụng. Mỗi lần dùng 14g, hòa chung với nước tấm. Ngày uống 2 -4 lần.

Trị tiêu chảy

Chuẩn bị: Sa nhân 10g, vỏ quế 10g, vỏ rụt 10g, trần bì 10, can khương 10g, phá cố 15g, đoạn 15g, củ mài sa 15g và sâm bố15g

Thực hiện: Dược liệu nghiền thành bột mịn, trôn chung với nhau. Mỗi ngày sử dụng 25g hòa vào nước uống.

Trị chứng tăng cholesterol máu

Chuẩn bị: Sa nhân 8g, Phòng đảng sâm 15g, dây Câu đằng 15g, Củ chóc (chế) 15g. Củ tóc (bỏ lõi), Thạch cao, Bạc hà, vỏ Quýt mỗi vị dược liệu 12g. Cúc hoa vàng 10g, lá Tre non 10g.

Thực hiện: Đem tất cả tán mịn rồi vo thành viên. Mỗi ngày dùng khoảng 20 -30g.

Sa nhân trị chứng tăng cholesterol máu
Sa nhân trị chứng tăng cholesterol máu

Trị viêm đại tràng mãn tính

Chuẩn bị: Sa nhân 1gam, mộc hương 1g, sắn dây 3g, đường cát.

Thực hiện: Dược liệu trên đều được tán thành bột, thêm đường và nước ấm. Quấy đều và uống trong ngày.

4. Những lưu ý khi sử dụng

Khi sử dụng sa nhân để điều trị, bệnh nhận cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Người âm hư nội nhiệt không nên sử dụng dược liệu.
  • Không dùng dược liệu trong thời gian quá lâu.
  • Đối tượng mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc không dùng.
  • Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc ngươi có chuyên môn để thuốc đạt hiểu qua cao nhất, tránh rủi ro xảy ra.

5. Địa chỉ mua sa nhân

Hiện nay tại các chợ đông y học nhà thuốc y học cổ truyền đều có bán loại dược liệu này. Ngoài ra bạn cũng có thể tìm thấy trên mạng xã hội, sàn thương mại điện tử và từ nhiều website. Các cơ sở, công ty dược đã sản xuất và bán hàng bằng hình thức online. Người mua có thể đặt hàng dễ dàng và nhanh chóng. Tuy nhiên trên thị trường có nhiều nơi bán hàng giả, hàng kém chất lượng. Vì vậy người mua cần lựa chọn địa chỉ uy tín và đáng tin cậy, tránh ” tiền mất tật mang”.

Có thể nói sa nhân là vị thuốc quý trong y học. Với thành phần và công dụng của mình dược liệu đã mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho cn người. Bài viết trên đã tổng hợp những kiến thức về cây và hạt của chúng. Nếu thông tin hữu ích hãy chia sẻ đến người thân, ban bè và mọi người xunh quanh về bài viết nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *