Sài hồ: vị thuốc quý, có giá trị cao trong y học

Từ lâu các loài thực vật đã được sử dụng để điều trị nhiều bệnh cho con người. Tùy vào từng loại cây khác nhau sẽ có giá trị và công dụng riêng biệt. Trong đó sài hồ và vị thuốc quý, mang đến lợi ích cao đối với sức khỏe của người bệnh. Cây có đặc điểm, công dụng và cách dùng như thế nào? Để rõ hơn, mời bạn đọc cùng tìm hiểu và phá phá dược liệu qua bài viết của Visuckhoe.vn. Hy vọng các thông tin sau sẽ hữu ích đối với bạn và người thân!

1. Đặc điểm của sài hồ

Sài hồ thuộc họ Hoa tán, có tên khoa học là Bupleurum Chinense DC. Cây mọc hoang nhiều ở các tỉnh của Trung Quốc. Sau này, dược liệu đã di thực vào nước ta, mọc hoang ở các tỉnh phía bắc.

Hình dáng cây sài hồ

Đây là loài thực vật thân thảo, sống lâu năm, thân nhỏ, hình trụ. Thân dài 6 – 15cm, đường kính rễ 3 – 8mm. Phần đầu rễ phình to, phân nhánh ở gốc. Thân non có màu xanh, bao phủ bởi 1 lớp lông mịn, khi già sẽ rụng hết, trở nên nhẵn và có màu nâu xanh hoặc hơi tía. Lá cây nhỏ, hình mác, mọc cách. Chúng có kích thước dài tầm 4 – 6cm, rộng 1 – 2cm, gân lá song song với nhau. Hoa mọc thành cụm, hình tán kép, màu vàng. Nó mọc ở nách lá hoặc đầu cành, có một trục chung dài và nhỏ. Quả của cây hình bầu dục, dài khoảng 5mm.

Hình dáng cây sài hồ
Hình dáng cây sài hồ

Mô tả dược liệu

Rễ có màu nâu đen hoặc nâu nhạt, có nhiều vết nhăn chạy dọc. Bên trong là phần gỗ màu trắng vàng. Chất của nó cứng và dai, có mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng.

Thu hái, bào chế

Dược liệu thường được thu hoạch vào mùa thu hoặc xuân. Người dân tiến hành đào lấy rễ, đem về rửa sạch để loại bỏ đất cát và tạp chất. Sau đó đem phơi hoặc sấy khô để dùng. Ngoài ra, dược liệu có thể dùng sống, tẩm rượu và sao cùng mật ong. Sài hồ cần cất giữ nơi khô thoáng, sạch sẽ, tránh ẩm thấp. Cần tránh để nơi bị ánh sáng trực tiếp chiếu vào làm bạc chất thuốc.

Thành phần hóa học

Trong sài hồ có chứa 0.5% hoạt chất saponin, chất rượu bupleurumola và phytosterola. Ngoài ra nó còn có 1 ít tinh dầu.

2. Sài hồ có tác dụng gì?

Theo y học cổ truyền

Sài hồ có vị đắng, tính lạnh, quy vào các kinh can và đởm. Với tính chất như vậy, các thầy thuốc đông y đã sử dụng dược liệu điều trị:

  • Chữa cảm mạo, nóng lạnh, ngực tức, miệng đắng, buồn nôn,…
  • Sơ can giải uất, các bệnh về kinh nguyệt và thần kinh.
  • Sốt rét, loét dạ dày, viêm kết mạc cấp tính
  • Ngoài ra còn có tác dụng để trị bệnh đậu và sởi ở trẻ.
Sài hồ trị cảm mạo hiệu quả
Sài hồ trị cảm mạo hiệu quả

Theo y học hiện đại

Ngày nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu bằng nhiều hình thức khác nhau, chứng mình được giá trị của dược liệu. Cụ thể như sau:

  • Thành phần của sài hồ có thể ức chế được trực khuẩn lao, phẩy khuẩn tả, cầu khuẩn tan huyết, virus gây viêm gan, virus cúm, vi trùng sốt rét. Ngoài ra, nó còn có tác dụng chống viêm tương tự như corticoid.
  • Trên động vật thực nghiệm, nước sắc của dược liệu có khả năng tổng hợp protein và tăng cường miễn dịch.
  • Vị thuốc này giúp hạ mỡ máu, bảo vệ gan, lợi mật, làm cơ thể giải nhiệt và an thần.

3. Một số bài thuốc có thành phần dược liệu

Trị cảm mạo

Chuẩn bị: Sài hồ, trần bì và cam thảo, phòng phong, thược dược, gừng tươi, mỗi loại một lượng bằng nhau.

Thực hiện: Sắc lấy nước, uống mỗi ngày 3 lần.

Trị mỡ máu cao

Chuẩn bị: Sài hồ 3g và ít lá hán quả.

Thực hiện: Sắc lấy nước uống hàng ngày.

Trị kinh nguyệt kéo dài, rog kinh, khí hư nhiều

Chuẩn bị: Sài hồ 6 – 10g, thăng ma 4 – 8g, hoàng kỳ 20g, 12g, trần bì 4 – 6g, đảng sâm 12g, đương quy 12g, chích cam thảo 4g.

Thực hiện: Sắc lấy nước uống.

Trị viêm loét dạ dày tá tràng

Chuẩn bị: Sài hồ 12g, đương quy, bạch truật, bạch thược cùng bạch linh mỗi vị 12g, chích cam thảo 4g.

Thực hiện: Tất cả dược liệu trên cho vào nồi, sắc lấy nước uống.

Sài hồ trị viêm loét dạ dày tá tràng
Sài hồ trị viêm loét dạ dày tá tràng

Trị thiếu dương, ngực hông đầy tức, chán ăn, hay nôn ọe

Chuẩn bị: Sài hồ, đảng sâm, hoàng cầm, pháp bán hạ mỗi loại 12g, cam thảo 4g, sinh khương 8g và đại táo 3 quả.

Thực hiện: Sắc lấy nước uống.

4. Lưu ý khi sử dụng

Sài hồ là loại thảo dược từ thiên nhiên nhưng vấn có kiêng kỵ riêng, người sử dụng cần lưu ý để tránh rủi ro.

  • Bệnh nhân hay bị nóng trong người, đau đầu, mặt đỏ, lòng bàn tay chân nóng,… không nên sử dụng dược liệu.
  • Người dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần dược liệu không dùng.
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú cần cẩn trọng khi sử dụng.
  • Để đảm bảo an toàn và hiệu quả của thuốc, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc người có chuyên môn.

5. Mua sài hồ ở đâu?

Sài hồ là loại dược liệu phổ biến, bạn có thể tìm mua tại các chợ đông y hoặc nhà thuốc y học cổ truyền. Ngoài ra, thảo dược còn được bán trên các website, trang thương mại điện tử hoặc mạng xã hội. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn địa chỉ uy tín, đáng tin cậy để tránh mua phải hàng kém chất lượng và không có nguồi gốc xuất xứ rõ ràng. Việc này có thể ảnh hưởng đến tác dụng của dược liệu và sức khỏe của người sử dụng.

Có thể nói, sài hồ là vị thuốc quý, mang lại nhiều giá trị cho con người. Hy vọng những thông tin Visuckhoe.vn cung cấp hữu ích đối với bạn và mọi người xung quanh. Chúc quý độc giả luôn khỏe mạnh và có thêm nhiều kiến thức thú vị!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *