Từ lâu con người đã sử dụng các loài thực vật để điều trị bệnh. Mỗi cây sẽ có thành phần, đặc điểm và công dụng khác nhau. Trong đó, sinh khương còn gọi là gừng, được biết đến như vị thuốc có giá trị. Không những vậy, đây còn là loại gia vị vô cùng quen thuộc đối với người Việt. Trong những mâm cơm gia đình, sự góp mặt của nó giúp các món ăn thêm tròn vị. Trong y học cổ truyền, khinh dương có công dụng cụ thể như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu thông tin bên dưới bạn nhé!
Nội dung bài viết
1. Đặc điểm của sinh khương
Sinh khương thuộc họ gừng, có tên khoa học là Zingiber officinale Roscoe. Đây là tên gọi của phân thân rễ của cây khi còn tươi. Cây phân bố khắp mọi nơi trên nước ta, được dùng trong nước và xuất khẩu.
Hình dáng
Gừng là cây thân thảo, sống lâu năm, cao từ 0,6 – 1m. Lá mọc so le với nhau, có hình mác, dài 15-20cm, rộng khoảng 2 cm. Lá bẹ, không có cuống, bề mặt bóng nhẵn, có gân giữa màu trắng, khi vò có mùi thơm. Hoa mọc thành cụm, các bông sít nhau, dài 5cm, rộng 2-3cm.Trục hoa dài 20cm, xuất phát từ gốc, lá bắc hình trứng. Mép lưng màu vàng cùng đài hoa dài chừng 1 cm, có 3 răng ngắn. Chúng có 3 cánh hoa dài chừng 2cm, màu vàng xanh, mép cánh hoa màu tím và nhị tím. Thân rễ của nó nạc, phát triển thành nhiều nhánh giống như hình bàn tay. Rễ cây mẫm lên thành củ, bên ngoài có màu nâu vàng. Phần thịt bên trong lâu dần thành xơ.

Thu hái, bào chế
Tất cả các bộ phận của cây, đặc biệt là thân rễ được sử dụng để làm dược liệu. Củ gừng có thể được thu hoạch quanh năm nhưng tốt nhất là khoảng từ tháng 9 đến tháng 10. Sau khi mang về, người dân tiến hành rửa sạch để loại bỏ đất cát và tạp chất. Sau đó cắt bỏ rễ con, bảo quản để sử dụng. Có thể gọt sạch lớp vỏ bên ngoài, dùng ngay hoặc nghiền thành nước.
Thành phần hóa học
Trong sinh khương có chứa 2 – 3% tinh dầu. Chủ yếu là các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic. Bên cạnh đó nó còn bao gồm chất nhựa dầu (5%), chất béo (3,7%) và tinh bột. Ngoài ra, các chất cay như zingeron, zingerola và shogaola cũng tồn tại trong dược liệu.
2. Công dụng sinh khương
Theo y học cổ truyền
Sinh khương có vị cay, tính ấm, được quy vào các kinh phế, tỳ và vị. Nó có tác dụng trừ hàn, ôn ấm, làm hết nôn, tiêu đờm, hành thủy giải độc.Trong đông y, các thầy thuốc sử dụng dược liệu để chữa các bệnh đầy trướng bụng, nôn mửa, ho có đờm. Đồng thời, vị thuốc giải độc bán hạ, nam tinh, cua cá, chữa sưng phù một cách hiệu quả.

Theo y học hiện đại
Những nghiên cứu hiện đại cho thấy gừng tươi có nhiều tác dụng đối với sức khỏe của con người. Cụ thể:
- Hạ nhiệt: Thí nghiệm trên chuột cho kết quả shogaol và gingerol trong dược liệu giúp giảm sốt.
- Chống co thắt: Shogaol và gingerol cũng có tác dụng chống co thắt.
- Ức chế thần kinh trung ương: Chiết từ dược liệu có thể làm ức chế thân kinh, giảm vận động tự nhiên. Đồng thời làm tăng thời gian gây ngủ của thuốc ngủ barbituric.
- Chống nôn: Trên cho gây nôn bằng đồng sulfat, vị thuốc có khả năng chống nôn.
- Chống viêm: Tiêm dịch chiết dưới da của chuột nhắt, ức chế được sự tăng tinh thẩm thấu các mao quản.
- Hỗ trợ đường tiêu hóa: Dược liệu giúp tăng sự vận chuyển barisulfat ở chuột.
- Giảm đau và ho hiệu quả.
3. Các bài thuốc có gừng tươi
Chữa cảm cúm, nhức đầu, thân thể đau mỏi
Chuẩn bị: Gừng tươi.
Thực hiện: Giã nhuyễn, tẩm với rượu rồi xào nóng, xác vào vị trí đau mỏi.
Chữa ho lâu ngày
Chuẩn bị: Sinh khương, mật ong.
Thực hiện: Gừng đem giã lấy 1 thìa nước cốt, trộn chung với 1 thìa mật ong. Đun hỗ hợp nóng lên, uống dần.
Chữa nôn mửa
Chuẩn bị: Nước sinh khương 10 ml, sữa bò 20 ml.
Thực hiện: Đun nóng rồi uống.
Chữa cảm mạo
Chuẩn bị: Gừng tươi 3 lát cùng Tía tô 10 g, Kinh giới 10 g, Bạc hà 10 g, Bạch chỉ 6 g, Địa liền 6 g, vỏ Quýt 6 g.
Thực hiện: Sắc lấy nước uống.
Chữa cảm thấp nhiệt, sốt gai rét, ngạt mũi
Chuẩn bị: Sinh khương, hành trắng, mỗi vị 15 – 20 g.
Thực hiện: Sắc lấy nước uống và xông.
Chữa trúng phong cấm khẩu
Chuẩn bị: Nước cốt gừng, nước Măng vòi, Kinh giới và rượu, mỗi loại một lượng bằng nhau.
Thực hiện: Sắc lấy nước uống.

4. Lưu ý khi dùng
Khi sử dụng sinh khương, người bệnh cần chú ý các vấn đề sau:
- Không nên sử dụng dược liệu trong thời gian dài, sử dụng lâu có thể tổn hại đến khí huyết cơ thể.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc người có nhiệt không nên dùng.
- Không dùng gừng chung với Hoàng cầm, Hoàng liên, Dạ minh sa và Tần tiêu.
- Người dị ứng hoặc mẫn cảm với thành phần của dược liệu không dùng.
- Không dùng cho phụ nữa đang mang thai, người bị huyết áp cao và trẻ em dưới 3 tuổi.
- Người bị nôn do vị nhiệt, ho do phế nhiệt không nên sử dụng.
- Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để dược liệu phát huy tối đa công dụng, tránh các rủi ro không đáng có.
5. Mua sinh khương ở đâu?
Gừng là một loại gia vị vô cùng quen thuộc đối với mọi người. Nó được bán khắp nơi, từ chợ, cửa hàng đến các siêu thị. Bạn có thể tìm kiếm loại dược liệu này một cách dễ dàng và thuận tiện. Tuy vậy nhưng người mua bạn cần lượng chọn sản phẩm chó chất lượng, địa chỉ đáng tin cậy để đảm bảo an toàn.
Bài viết vừa tổng hợp đặc điểm, công dụng và cách dùng của sinh khương. Đây vừa là gia vị, vừa là vị thuốc với nhiều công năng, có lợi cho con người. Hy vọng bài viết mang đến những kiến thức hữu ích đối với quý độc giả trên hành trình chăm sóc sức khỏe của mình. Hãy chia sẻ đến với người thân và bạn bè xung quanh để rõ hơn về vị thuốc sinh khương.