Bồ kết là một cái tên quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Nó được biết đến bởi công dụng làm sạch gầu, giúp cho tóc chắc khỏe và mềm mại. Thế nhưng, ít ai biết rằng gai của loại cây này cũng mang lại nhiều giá trị cho y học. Gai bồ kết hay còn gọi là tạo giác thích được xem là dược liệu quý. Vị thuốc này được dùng chữa các bệnh như ho hen, sâu răng hay sát trùng rất hiệu quả. Để tìm hiểu rõ hơn, mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau của Visuckhoe.vn
Nội dung bài viết
1. Đặc điểm của vị thuốc tạo giác thích
Tại giác thích thuộc họ Vang, có tên khoa học là Spina Gleditschae. Loài cây này mọc nhiều ở Trung Quốc, tập trung chủ yếu tại Hoa Đông, Hoa Bắc, Tứ Xuyên, Trung Nam, Quí Châu… Ở nước ta, cây xuất hiện nhiều tại các tỉnh phía Bắc. Đặc biệt, tại đảo Cát Bà – Hải Phòng, mỗi năm sản xuất đến 40 tấn bồ kết
Hình dáng
Bồ kết là loại cây thân gỗ, có chiều cao từ 5 – 10m. Nó thường phân nhánh, có gai cứng và to. Lá cây mọc so le vói nhau, kép lông chim, mang 3 – 4 cặp lá chét bậc nhất. Trong mỗi cặp lá chét bậc nhất lại mang 6 – 8 cặp lá chét bậc 2. Mép lá có răng cửa nhỏ, mặt trên phiến lá có lông. Hoa mọc thành chùm tại ngọn cây hoặc nách lá. Nó có lông dài ở mặt trong, gồm 5 lá đài và 5 cánh hoa. Mỗi quả có 10 -12 hạt, cứng, khi chín có màu đen.

Mô tả dược liệu
Tạo giác thích phân nhánh thành gai chính và gai nhánh, thường có 2 – 7 gai xếp thành 1 cụm xoắn ốc. Đối với gai chính có chiều dài khoảng 3 – 15cm, đường kính khoảng 0,3 – 1cm. Gai nhánh dài chừng 1 – 6cm, có màu nâu hoặc tím. Phần gỗ bên trong màu trắng, chất cứng, nhẹ và khó bẻ gãy.
Thu hái, bào chế
Gai bồ kết có thể thu hái quanh năm. Lựa chọn những gai tươi, bám trên cành hoặc thân cây, không nên thu hoạch gai đã chết khô. Người dân dùng dao lau sạch, lau khô và cắt thành từng miếng nhỏ. Đem dược liệu đi phơi hoặc sấy khô. Tại một số nơi, gai bồ kết được sao và nghiền thành bột để sử dụng.
Thành phần hóa học
Trong tạo giác thích, thành phần chủ yếu là các saponin triterpenoid. Cụ thể bao gồm: Gledigenin, glenidin, gleditschia saponin ceryl alcohol. Đồng thời nó còn chứa nonacosane, flavonoids, phenols, amino acids, stigmasterol và sitosterol.
2. Công dụng của tạo giác thích
Theo y học cổ truyền
Tạo giác thích có vị cay, tính ôn, được quy vào kinh Can và Vị. Dược liệu này có độc mức độ nhẹ, tính chất có tác dụng trừ đàm, tiêu thũng, thác độc, thông sữa, hoạt huyết, bài nùng. Đây là vị thuốc quen thuộc của các bác sĩ đông y, sử dụng để điều trị nhiều bệnh. Cụ thể như: các chứng đau nhức xương khớp, ung, sang độc sơ khởi. Ngoài ra, chứng ung, sang độc chưa vỡ mủ do nhiệt độc cũng được áp dụng hiệu quả.

Theo y học hiện đại
Những ngiên cứu về lại dược liệu này cho thấy nó có chứa hoạt chất kháng khuẩn, kháng nấm. Thí nghiệm trên chuột, dịch chiết của gai bồ kết ức chế đáng kể trên mô hình phù chân. Bên cạnh đó, tạo giác thích còn có khả năng làm giảm sự biểu hiện của cyclooxygenase (COX-2), giảm việc sản xuất PGE2, yếu tố hoại tử khối u-α, interleukins IL-1β và IL-6. Ngoài ra, dược liệu ức chế sản xuất ROS do LPS gây trong tế bào, dẫn đến tác dụng chống oxy hóa.
3. Các bài thuốc có gai bồ kết
Chữa viêm tuyến vú
Chuẩn bị: 8g gai bồ kết, 6g cam thảo, 10g trần bì, 10g sơn chi tử cùng 10g hoàng cầm. Kết hợp với 12g thanh bì, 12g kim ngân hoa, 12g sài hồ, 12g ngưu bàng tử, 12g qua lâu, 8g liên kiều và 16g thiên hoa phấn.
Thực hiện: Sắc tất cả các vị trên, lấy nước uống trong ngày. Bài thuốc này có tác dụng chữa giao đoạn sữa ứ trệ.
Chữa mụn nhọt hóa mủ
Chuẩn bị: 12g gai bồ kết, 12g liên kiều, 6g trần bì, 16g sài đất, 16g lá bồ công anh, 20g hoa kim ngân và 12g hoàng cầm.
Thực hiện: Đem dược liệu sắc lấy nước uống.
Chữa huyết ứ
Chuẩn bị: 8g tạo thích giác, 12g ngưu tất, 8g hương phụ, 8g đào nhân, 16g ích mẫu và 8g uất kim.
Thực hiện: Sắc lấy nước và chia thành nhiều lần uống trong ngày.
Chữa mụn trứng cá
Chuẩn bị: 4g tạo giác thích, 4g địa cốt bì, 4g trân châu, 4g bạch cập, 6g hoàng kỳ, 4g hoạt thạch, 4g nhũ hương, 4g bạch thược kết hợp 4g bạch tật lê.
Thực hiện: Ngâm các vị trên với cồn 70 độ trong 3 ngày. Lọc lấy nước, pha thêm 10ml glycerine. Lấy một ít thuốc thoa 1 lớp mỏng lên mặt trước khi đi ngủ.
Chữa u xơ tuyến tiền liệt
Chuẩn bị: 20g gai bồ kết, 20g hồng hoa, 20g xích thược, 20g đan sâm, 20g xuyên sơn giáp, 20g tam lăng, 20g nga truật, 20g huyền hồ sách, 20 xa tiền. Cùng 30g thục địa, 30g đảng sâm, 30g hoàng kỳ, 30g đào nhân, 30g tô mộc, 30g mộc thông, 30g tỳ giải, 30g bạch truật, 3 lát sinh khương và 2 quả đại táo.
Thực hiện: Đun tất cả các vị trên, lọc lấy nước uống.
Chữa giang mai
Chuẩn bị: 8g tạo giác thính, 10g thổ phục linh, 16g hà thủ ô, 12g ké đầu ngựa cùng 16g vỏ núc nác.
Thực hiện: Đun với 600ml nước, đến khi còn 200ml thì lọc lấy nước, chia thành 3 lần uống/ ngày.
Chữa đau nhức chân răng, có thể ra mủ
Chuẩn bị: 20g gai bồ kết, 12g ngưu bàng, 12g chi tử, 12g hạ khô thảo, 20g kim ngân, 20g liên kiều, 8g xích thược, 6g xuyên sơn giáp và 4g bạc hà.
Thực hiện: Sắc chung với 1 thăng nước trong 30 phút, uống trong ngày.
Chữa viêm Amidan cấp
Chuẩn bị: Dùng 10g tạo giác thích.
Thực hiện: Sắc lấy nước, chia thành 2 lần uống/ ngày.

4. Lưu ý khi sử dụng tạo giác thích
Khi sử dụng tạo giác thính để trị bệnh, người dùng cần lưu ý các vấn đề sau:
- Người âm hư hoả vượng không nên sử dụng dược liệu.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc huyết hư không dùng gai bồ kết.
- Ngời dị ứng hoặc mẫn cảm với thành phần của dược liệu không được sử dụng.
5. Mua gai bồ kết ở đâu?
Tạo giác thích có thể tìm thấy nhiều tại các chợ hoặc nhà thuốc đông y. Ngòai ra, vị thuốc này cũng được bán trên các website, mạng xã hội hay trang thương mại điện tử. Bạn có thể tìm mua dược liệu một cách dễ dàng nhất. Tuy nhiên, hiện nay những sản phẩm đông y kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất hiện tràn lan. Bạn cần lựa chọn địa chỉ uy tín và tin cậy để tránh “tiền mất tật mang”.
Có thể nói tạo giác thích là một loại dươc liệu có nhiều công dụng đối với con người. Để thuốc phát huy tối đa công dụng và tránh những rủi ro, người dùng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia. Hy vọng bài viết mang đến nhiều kiến thức hữu ích cho bạn trên hành trình chăm sóc sức khỏe của mình.