Thành phần dinh dưỡng của cà rốt và 15+ lợi ích đối với sức khỏe

Cà rốt được xem là một vị thuốc tốt chữa được rất nhiều bệnh. Có tác dụng phòng và chống thiếu máu, tăng cường khả năng sinh trưởng đối với trẻ em. Đối với người bị bệnh gan, cà rốt giúp cải thiện gan mật, làm đẹp da… Vậy trong thành phần dinh dưỡng của cà rốt có gì mà được “thần thánh hoá ” đến vậy? Cùng Visuckhoe.vn tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng và lợi ích của loại thực phẩm này nhé.

Khám phá thêm:

1. Tìm hiểu về cà rốt

Cà rốt là gì? Cà rốt là một loại thức ăn quen thuộc, thường được góp mặt rất nhiều trong các món ăn. Được xem là một loại rau rất quý, mang nhiều chất dinh dưỡng. Ở Việt Nam, cây được trồng quanh năm và có giá thành rất rẻ, thường tập trung ở các vùng núi như Sapa, Đà Lạt.

Hiện nay, cà rốt có rất nhiều màu sắc, hình dạng, kích thước và hương vị khác nhau. Để hiểu rõ hơn về loại thực phẩm này, cũng như các lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại cho sức khỏe, trước hết hãy cùng tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng trong cà rốt các bạn nhé.

Các giống cà rốt

2. Thành phần dinh dưỡng của cà rốt

Nhiều người biết đến cà rốt với một màu cam rực rỡ, nhưng thực tế, loại củ này cũng có các màu sắc khắc, ví dụ như tím, vàng, đỏ và trắng.
Là một loại rau củ phổ biến, đa năng mang nhiều hương vị tuỳ vào màu sắc, kích thước và nơi trồng. Thường có vị ngọt, nhưng đôi khi lại mang mùi đất và hơi đắng.

Qua nghiên cứu, trong thành phần củ cà rốt 100g có :

  • Thành phần dinh dưỡng cơ bản:
Calo Nước Protein Carb Đường Chất xơ Chất béo Omega 6
41 88% 0.9g 9.6g 4.7g 2.8g 0.2g 0.12g
  •  Vitamin:
Vitamin A Vitamin C Vitamin E Vitamin B3 Vitamin B1, B2, B5, B6 Vitamin K Folate Choline
835mg 5.9mg 0.66mg 0.98mg 0.07~0.27mg 13.2mg 19mg 8.8mg
  • Khoáng chất:
Canxi Sắt Magie Phốt pho Kali Natri Kẽm Đồng Mangan Selen
33mg 0.3mg 12mg 35mg 320mg 69mg 0.24mg 0.05mg 0.14mg 0.1mg

2.1 Carb

Trong thành phần cà rốt chủ yếu là nước và carb. Carb gồm có tinh bột và đường. Cà rốt thuộc nhóm thực phẩm có số đường huyết thấp. GI trong cà rốt dao động khoảng từ 16-60. Cà rốt sống có chỉ số GI thấp hơn sau khi đã được nấu chín, dần tăng cao khi xây nhuyễn. Khi ăn thực phẩm này sẽ có lợi cho người tiểu đường type 2.

2.2 Chất xơ

Chất xơ chính có trong cà rốt là Pectin, giúp làm giảm lượng đường trong máu bằng cách tiêu hóa lượng đường và tinh bột. Chất xơ hòa tan còn nuôi vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Giúp cải thiện sức khỏe tổng thể , làm giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh tật

Làm giảm hấp thụ cholesterol từ hệ tiêu hóa, từ đó làm giảm nồng độ chholesterol trong máu. Thành phần chất xơ không hòa tan chính là cellulose, hemicellulose và lignin, có thể làm giảm táo bón, thúc đẩy nhu động ruột thường xuyên hơn.

2.3 Vitamin và khoáng chất

Hàm lượng dinh dưỡng của cà rốt cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là biotin, vitamin A, và Kali, vitamin B6.

  • Viatmin A: Cà rốt có chứa 835mg/ 100gr rất giàu beta carotene, chất này được cơ thể chuyển hóa thành vitamin A. Giúp tốt cho sức khỏe thị lực và đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng, phát triển miễn dịch
  • Biotin : là nhóm vitamin B, đóng vai trò vận chuyển hóa chất béo và protein
  • Vitamin K1: là một loại vitamin rất cần thiết đối với quá trình đông máu, giúp tăng cường sức khỏe của xương
  • Kali: chất quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp
  • Vitamin B6: tham gia quá trình vận chuyển hóa thức ăn thành năng lượng

2.4 Các hợp chất thực vật trong cà rốt

Cà rốt cung cấp nhiều hợp chất, trong đó có cả carotenoid, là hoạt tính chống oxi hóa mạnh mẽ, giúp cải thiện hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh tật, tim mạch, thái hóa xương khớp, và một số bệnh ung thư.

Trong carotenoid có chứa thành phần chính đó là beta carotene, chất này được chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể. Nếu kết hợp chất này với chất béo sẽ làm tăng khả năng hấp thụ beta carotene

  • Beta carotene: cà rốt có màu cam nên chứa rất nhiều beta carotene, khả năng hấp thụ sẽ cao hơn nếu ăn nấu chín
  • Alpha carotene: một chất chống oxy hóa, alpha carotene chuyển hóa vitamin A trong cơ thể.
  • Lycopene: là chất chống oxy hóa tạo nên màu đỏ của nhiều loại trái cây, rau củ, có trong cà rốt đỏ và tím. Làm giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim mạch
  • Lutein: một trong những chất chống oxy hóa có hàm lượng cao nhất trong cà rốt, có trong cà rốt vàng và cam. Chất này có vai trò đối với sức khỏe của mắt
  • Polycetylene: hợp chất hoạt tính sinh học, có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh bạch cầu và một số bệnh có liên quan đến ung thư
  • Anthocyanin: chất chống oxy hóa mạch có trong cà rốt sẫm màu

3. Lợi ích của cà rốt đối với sức khỏe

Trong thành phần dinh dưỡng trong cà rốt chứa nhiều vitamin, chất khoáng và các chất chống oxy hóa, chống viêm và chống ung thư. Vậy cùng tìm hiểu những lợi ích của cà rốt với sức khỏe, để cung bổ sung loại rau củ này vào khẩu phần ăn trong cuộc sống của mình nhé.

3.1 Giảm nguy cơ mắc ung thư

Trong cà rốt có chứa nhiều chất phytochemical, chất này có tác dụng chống ung thư. Cà rốt có chứa rất nhiều beta-carotene và các carotenoid, nhằm thúc đẩy khả năng miễn dịch, kích thích protein ức chế tế bào ung thư. Vậy nên hãy bổ sung ngay nước ép cà rốt vào khẩu phần ăn uống của mình, để chống lại các bệnh về bạch cầu.

3.2 Tác dụng của cà rốt giúp cải thiện thị lực

Theo nghiên cứu về bảng thành phần dinh dưỡng của cà rốt, có chứa rất nhiều vitamin A, rất cần thiết cho đôi mắt. Nếu bạn thiếu hụt vitamin A trong thời gian dài, sẽ làm hỏng tế bào thị giá trong võng mặc, nguy cơ bị bệnh quáng gà. Vậy nên, nếu bạn đang gặp tình trang này, bạn cần phải bổ sung loại thực phẩm này ngay vào khẩu phần ăn của mình nhé.

3.3 Tác dụng của cà rốt với da

Giá trị dinh dưỡng của cà rốt rất giàu carotenoid, giúp cải thiện làn da, trông mịn màng và trẻ trung hơn. Tuy nhiên, bạn nên ăn một mức độ vừa phải, vì nếu như ăn quá nhiều cà rốt sẽ gặp phải tác dụng phụ như bị vàng da và cam, do bổ sung dư carotnoid.

Để hấp thu nhanh nhất, bạn nên uống nước ép cà rốt, hoặc lấy bã nước ép để đắp mặt.

Tác dụng của cà rốt đối với sức khỏe
Tác dụng của cà rốt đối với sức khỏe

3.4 Kích thích tóc phát triển

Thành phần dinh dưỡng của cà rốt chủ yếu là vitamin A, vitamin C, kali và các hợp chất chống oxy hóa, giúp hỗ trợ tóc phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu để chứng minh rằng cà rốt có thể làm điều đó.

3.5 Ổn định cân nặng

Trong cà rốt có chứa khoảng 88% là nước, chiếm khoảng 25 calo. Vậy bên, bạn nên thêm cà rốt vào chế độ ăn eat clean của mình, giúp no lâu, đẹp da, mà không phải tiêu thụ nhiều calo gây tăng cân.

Ngoài ra, trong cà rốt có chứa nhiều chất xơ, giúp bạn no lâu hơn, hạn chế cảm giác thèm ăn, duy trì cân nặng ổn định. Bạn nên nấu chín, hoặc xây nhuyễn để dễ hấp thụ ở mức cao nhất, giúp no cao hơn.

3.6 Ổn định huyết áp

Theo nghiên cứu khoa học cho thấy, nếu bạn tiêu thụ nước éo cà rốt, sẽ giúp giảm 5% huyết áp tâm thu. Có tác dụng nhờ các chất dinh dưỡng như chất xơ, nitrat, vitamin C, và kali.

3.7 Tăng cường hệ miễn dịch

Vitamin A trong cà rốt giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm trùng, thúc đẩy hệ miễn dịch của cơ thể. Hơn nữa, nó còn góp phần giúp cơ thể của bạn sản xuất collagen vì trong đó có chứa vitamin C, rất cần thiết trong quá trình chữa lành vết thương, góp phần giúp hệ thống miễn dịch của bạn khỏe mạnh.

Giá trị dinh dưỡng của cà rốt
Giá trị dinh dưỡng của cà rốt

3.8 Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Nếu bạn có chế độ ăn uống cần bằng, lành mạnh và duy trì cân nặng ổn định thì bạn sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Trong quá trình chuyển hóa glucose ở người bị tiểu đường sẽ làm tăng nhu cầu cơ thể, chống lại sự oxy hóa. Lúc đó, vitamin A trong cà rốt chính là thành phần giúp chống lại oxy hóa trong cơ thể. Vì cà rốt có chứa rất nhiều chất xơ, giúp hỗ trợ những người bị bệnh tiểu đường, giúp cải thiện chuyển hóa glucose khi bị tiểu đường.

3.9 Cải thiện sức khỏe tim mạch

Tác dụng của cà rốt giúp giảm hấp thụ cholesterol, giúp cơ thể bạn tăng cường chống oxy hóa. Hơn nữa, còn cải thiện và thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Trong cà rốt sống chứa rất nhiều chất xơ hòa tan là pectiin, giúp cơ thể bạn giảm cholesterol trong máu.

3.10 Hỗ trợ vệ sinh răng miệng

Giúp hỗ trợ vệ sinh răng miệng khi nhai, giúp hơi thở thơm tho hơn. Theo nghiên cứu cho thấy, cà rốt có thể trong hòa axit citric và axit malic, tích tụ trong khoang miệng, thúc đẩy sức khỏe răng miệng

3.11 Loại bỏ độc tố

Trong cà rốt có chứa glutathione, giúp bạn điều trị trình trạng tổn thương gan, do mất cân bằng oxy hóa. Cà rốt còn chứa nhiều flavonoid, và beta-carotene, có tác dụng kích thích và hỗ trợ chức năng gan, giúp bạn phòng ngừa các bệnh liên quan đến gan.

3.12 Hỗ trợ điều trị hội chứng buồng trứng đa nang

Trong củ cà rốt không chứa tinh bột chỉ số đường huyết thấp, đặc tính này có công dụng hội trị buồng trứng đa nang, nhưng nó chỉ hỗ trợ chứ không trị bệnh. Nếu điều trị hội chứng này, bạn nên can thiệp vào bác sĩ, tuân thủ những chỉ định từ bác sĩ đưa ra.

3.13 Giảm đau bụng ngày kinh nguyệt

Trong cà rốt có chứa nhiều sắc, beta-carotene, giúp hoạt động co thắt tử cung diễn ra nhẹ nhàng hơn, xoa dịu và làm giảm các cơn đau bụng dưới. Hơn nữa, beta-carotene khi vào cơ thể, chuyển hóa thành vitamin A giúp hạn chế tình trạng rong kinh. Vì vậy để giảm đau dụng vào những ngày ” đèn đr ” bạn nên uống nước ép cà rốt ngay trong ngày đầu để giảm cơn đau hiệu quả nhất nhé.

3.14 Giúp xương chắc khỏe

Trong cà rốt có chứa vitamin A và carotenoid, giúp cải thiện sức khỏe xương. Tác dụng của cà rốt mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, vì chứa chất xơ, ít calo và đường. Cà rốt được xem là một loại thực phẩm tốt cho gia đình, vậy nên bạn cần bổ sung cà rốt vào khẩu phần ăn. Đặc biệt là ở người già và trẻ em, giúp xương chắc khỏe hơn.

4. Câu hỏi thường gặp

4.1 Ăn nhiều cà rốt có tốt không?

Tất nhiên, những loại thực phẩm nào cũng vậy, chỉ cần dung nạp một cách vừa đủ, tránh trường hợp bổ sung quá nhiều. Trong cà rốt có chứa beta-carotene,nếu hấp thụ quá nhiều sẽ phải đối mặt với nguy cơ bệnh vàng da. Vậy nên để đảm bảo hấp thụ tốt nhất, bạn chỉ ăn 100gram mỗi ngày đối với người lớn, ăn từ 3-4 lần/ tuần.

4.2 Ăn cà rốt có giảm cân không?

Câu trả lời tất nhiên là có, vì trong thành phần của cà rốt, nước chiếm khoảng 88%, chỉ chứa 25 calo mà thôi. Vậy nên nếu thêm cà rốt vào khẩu phần ăn, sẽ giúp cơ thể no lâu, hấp thụ thêm nước mà không bị dư thừa năng lượng. Để dung nạp một cách tốt nhất, bạn nên uống nước ép hoặc nấu chín. Việc bổ sung cà rốt vào chế độ ăn uống còn giúp da hồng hào, mịn màng. Nếu bạn muốn có một vóc dáng đẹp, làn da tốt thì hãy bổ sung ngay thực phẩm này nhé.

5. Lưu ý khi sử dụng cà rốt

5.1 Cách chọn mua và sơ chế

  • Củ tươi, giòn, thân thẳng, vỏ trơn láng, sần sùi, màu cà rốt sát, phần lõi nhỏ
  • Không mua cà rốt mềm, héo, lõi ở giữa to, bị bầm dập, úng
  • Rửa sạch với nước và chà bằng miếng rửa chén ( lưu ý miếng này chỉ để chà rau củ ), sẽ giúp giữ được lớp vitamin ở ngoài vỏ. Nếu gọt vỏ, tránh gọt quá sâu.
  • Đối với cà rốt non, tốt nhất nên dùng bàn chải để làm sạch nhẹ phần vỏ bên ngoài
  • Cắt bỏ cuống, cho vào ngăn mắt tủ lạnh

5.2 Cách bảo quản và chế biến

  • Cắt bỏ ngọn, rửa sạch, lâu qua bằng giấy để thấm nước, cho vào ăn mát tủ lạnh
  • Không rửa với nước nếu để ở nhiệt độ thường
  • Không rửa và cắt nhỏ trước khi bỏ vào tủ lạnh
  • Bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng, tiếp xúc với nước, sẽ làm cà rốt dập, úng
  • Làm rau xào, luộc, trộn, nước ép và làm mứt,…

Qua bài viết này, mong rằng sẽ giúp bạn hiểu rõ được thành phần dinh dưỡng của cà rốt và những lợi ích của thực phẩm này mang lại. Nếu bạn muốn cải thiện sức khỏe về tim mạch, mắt, hệ tiêu hóa, giảm cân và xương chắc khỏe, thì hãy bổ sung loại thực phẩm lành mạnh này vào chế độ ăn uống nhé. Nhưng nhớ là chỉ dùng một lượng vừa đủ, tránh dư thừa để mắc các tác dụng phụ không như mong muốn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *