Tiểu hồi – vị thuốc quen thuộc từ thiên nhiên

Tiểu hồi có tên gọi khác là hồi hương. Đây là một loại gia vị phổ biến của người Việt. Nó xuất hiện trong căn bếp của mỗi gia đình, góp phần vào các món ăn ngon và bổ dưỡng. Ngoài là gia vị, lọai cây ngày còn được sử dụng để làm dược liệu, chữa nhiều bệnh đối với con người. Vậy dược liệu có đặc điểm, công dụng và cách dùng như thế nào? Mời quý độc giả cùng tìm hiểu và khám phá qua bài viết của Visuckhoe.vn.

1. Tiểu hồi là gì?

Phân bố

Tiểu hồi thuộc họ hoa tán, có tên khoa học là Fructus Foeniculi. Đây là loài cây ưu khí hậu mát mẻ. Nó được trồng nhiều nhất ở Ấn Độ, chiếm 50%, sau đó là Trung Quốc và Ai Cập. Tại nước ta, cây mới chỉ được trồng thử nghiệm tại các tỉnh Lào Cai, Lâm Đồng. Diện tích trồng còn hạn chế, chủ yếu dược liệu được nhập khẩu từ nước ngoài.

Hình dáng

Hồi hương là cây thực vật thân thảo, sống lâu năm, cao từ 0.6 đếm 2m. Thân cây có màu lục, có khía và nhăn. Lá mọc so le với nhau, bẹ phát triển, phiến chia ra thành 3, 4 lần. Hoa có màu vàng lục, mọc tại nách lá hoặc đầu cành. Chúng thường nở vào khoảng tháng 6 đến tháng 7 hàng năm. Quả của tiểu hồi thuôn, có hình như hạt thóc. Nó có màu xanh hơi vàng hoặc vàng nhạt, khía chạy dọc và mùi đặc trưng.

Hình dáng cây tiểu hồi
Hình dáng cây tiểu hồi

Thu hái, bào chế

Quả là bộ phận được sử dụng để làm dược liệu. Vào cuối năm, khi quả đã chín già là thời điểm thu hoạch lý tưởng. Người dân đem về, để đến khi quả chín hoàn toàn. Cột chúng lại thành từng bó, dùng chày đập bỏ vỏ bên ngoài để lấy quả. Thông thường dược liệu được bào chế như sau:

  • Hòa tan muối trong nước, sau đó cho dược liệu vào đến khi muối ngấm và tiểu hồi.
  • Vớt dược liệu ra, cho vào nồi, sao trên lửa nhỏ đến khi vàng thì tắt bếp
  • Bảo quản dược liệu nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm móc và mối mọt.

Thành phần hóa học

Trong tiểu hồi chứa fenchone, camphene, anisic acid, cis-anethole, a-phellandrene. Bên cạnh đó tồn tại các chất như petroselinic acid, anethol, a-pinene, anise aldehyde, estragole, p-cymene, stigmasterol, dipnetene, 7-hydroxycoumarin… Đồng thời, các nghiên cứu cho thấy thành phần chủ yếu trong dược liệu là tinh dầu.

2. Tác dụng của tiểu hồi

Theo y học cổ truyền

Tiểu hồi có vị cay, tính ấm, quy vào kinh Vị, Thần và Tỳ. Với các tính vị như vậy, dược liệu tác dụng lý khí khai vị, ấm can, chỉ thống, ôn thận và tán hàn. Trong đông y, thầy thuốc thường xuyên sử dụng hồi hương để điều trị bệnh sa tinh hoàn, buồn nôn, ăn ít, thận hư, bụng sườn đau. Người bị tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, đau bụng kinh hay lao phổi đều có thể sử dụng.

Kháng viêm, giảm đau, chống oxy hóa

Chiết xuất của dược liệu có khả năng ức chế các phản ứng viêm cấp tính và bán cấp. Đồng thời nó còn chống dị ứng và giảm đau hiệu quả. Kết quả ngày do chiết xuất methanolic có trong tiểu hồi tạo nên.

Kháng khuẩn và nấm

Thí nghiệm cho thấy dịch chiết của hồi hương mang các đặc tính kháng khuẩn và chống lại vius. Thành phần anethole ngăn cản sự hoạt động của trực khuẩn lao trên súc vật. Ngoài ra, dược liệu kháng nấm cao hơn so với Clotrimazole diệt nấm thương mại.

Tiểu hồi kháng khuẩn và nấm
Tiểu hồi kháng khuẩn và nấm

Tác động đến hệ tiêu hóa

Tinh dầu của tiểu hồi làm tăng nhu động ruột và tăng tiết dịch của dạ dày và ruột. Nó giúp kích thích trung tiện lúc đầy bụng. Các nghiên cứu cho rằng, dược liệu chống co thắt ruột, cải thiện các triệu chứng đau, chứng bụng, tiêu chảy hoặc táo bón,… Chưa hết, thảo dược còn có khả năng chống tình trạng loét dạ dày nhẹ.

Giảm triệu chứng tiền mãn kinh

Các triệu chứng lên quan đến “cơn bốc hỏa”, âm đạo khô, khó thở của người tiền mãn kinh được nghiên cứu và cho kết quả tốt khi sử dụng dược liệu. Từ đó các chức năng tình dục được cải thiện, và chữa rối loạn giấc ngủ một cách hiệu quả.

3. Các bài thuốc có thành phần dược liệu

Chữa ăn không tiêu, đầy bụng, khó thở

Chuẩn bị: Tiểu hồi, hạt Cải trắng, hạt Củ cải và hạt Tía tô, mỗi vị dùng một lượng bằng nhau.

Thực hiện: Dược liệu tán mịn, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần dùng 1g hỗn hợp.

Chữa đau lưng do thận kém

Chuẩn bị: Tiểu hồi 4g, bầu dục lợn 1 cái.

Thực hiện: Dược liệu tán nhỏ rồi cho vào bầu dục lợn, nướng lên, ăn trong ngày.

Chữa bạch đới do hàn

Chuẩn bị: 10g hồi hương, 6g can khương và đường đỏ.

Thực hiện: Đun tất cả với nước trong khoảng 20 phút, dùng trong ngày.

Chữa chậm kinh

Chuẩn bị: 6g tiểu hồi, 15g đương quy, 30g hoàng kỳ, 6g gừng nướng, 8g xuyên khung, 10g thục địa, 12g ba kích. 10g quế chi, 10g ngải diệp, 10g bạch thược và 10g ngưu tất.

Thực hiện: Đun dược liệu chung với 1 lít nước, đến khi sắc lại còn 600ml, chia thành 3 lần uống trong ngày.

Chữa sốt rét

Chuẩn bị: Hạt tiểu hồi tươi.

Thực hiện: Giã hạt đến khi nát, lọc lấy phần nước cốt để uống.

Chữa đau xóc dưới sườn

Chuẩn bị: 20g chỉ xác sao, 40g hồi hương.

Thực hiện: Tán mịn 2 vị trên, mỗi lần dùng 8g, chung với rượu và một chút muối. Ngày uống 2 lần.

Bổ thận tráng dương

Chuẩn bị:Tiểu hồi 8g cùng 2 quả cật dê, 15g đỗ trọng và 10g đậu đen.

Thực hiện: Cho các dược liệu vào túi vải, nấu chung với cật dê khoảng 40 phút. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn, dùng khi còn nóng.

Tiểu hồi giúp bổ thận tráng dương
Tiểu hồi giúp bổ thận tráng dương

4. Lưu ý khi sử dụng tiểu hồi

Khi sử dụng tiểu hồi để chữa bệnh cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Người bị âm hư hỏa vương và có chứng nhiệt không sử dụng dược liệu.
  • Tiểu hồi và quả hồi có độc cần phân biệt rõ, tránh nhầm lẫn.
  • Dược liệu có tác dụng làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai có chứa estrogen. Đồng thời làm giảm tác dụng của các loại thuốc có estrogen như Estradiol, Ethinyl estradiol…
  • Nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng.

5. Mua tiểu hồi ở đâu?

Đây là một loại gia vị quen thuộc, chính vì vậy có thể tìm mua tại các chợ, cửa hàng tạp hóa hoặc siêu thị. Ngoài ra dược liệu còn được bán tại các cơ sở hoặc nhà thuốc y học cổ truyền. Tuy phổ biến nhưng bạn cần lựa chọn địa chỉ tin cậy và uy tín. Tránh trường hợp mua phải hàng kém chất lượng hoặc không rõ nguồn gốc. Việc này không những làm thuốc mất đi hiệu quả mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Có thể nói, tiểu hồi đã trở thành vị thuốc có giá trị đối với con người. Để dược liệu phát huy được hiệu quả và công dụng, đồng thời tránh rủi ro không đáng có, người dùng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc người có chuyên môn. Chúc quý độc giả có thêm nhiều thông tin hữu ích qua bài viết của Visuckhoe.vn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *