Đương quy – vị thuốc bổ dưỡng dành cho phái đẹp

Đối với phụ nữ, sắc đẹp và sức khỏe luôn là mối quan tâm hàng đầu. Hiện nay có rất nhiều chị em tìm kiếm các phương pháp khác nhau để giữ cho bản thân luôn tươi trẻ. Thế nhưng, ít ai biết rằng các sản phẩm của thiên nhiên mang đến giá trị vô cùng tuyệt vời. Trong đó, đương quy là một loài thực vật được phái đẹp yêu thích. Dược liệu đương quy có đặc điểm, công dụng và cách dùng như thế nào? Kính mời quý độc giả cùng tìm hiểu về loại “thần dược” này qua bà viết sau của Visuckhoe.vn.

1. Đặc điểm của đương quy

Đương quy hay còn gọi là nhân sâm dành cho phụ nữ, Vân quy, Tần quy, Xuyên quy. Nó thuộc họ hoa tán, có tên khoa học: Angelica sinensis. Cây chủ yếu phân bố ở vùng núi cao, có khí hậu mát mẻ. Đây là loài có nguồn gốc từ vùng ôn đới thuộc các nước như: Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên. Ở nước ta, cây được trồng tại các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hòa Bình nhưng chưa được rộng rãi.

Hình dáng

Đây là loài thực vật thân thảo lớn, sống lâu năm, cao trung bình từ 40 – 80cm. Thân có màu tím, hình trụ và có rãnh chạy dọc. Lá của chúng mọc so le với nhau, xẻ lông chim 2 đến 3 lần. Cuống dàu 3 -12cm, phần gốc phát triển thành bẹ to, ôm lấy thân, đầu nhọn. Mép lá chia thùy và có hình răng cưa. Hoa của chúng mọc thành từng chùm ở ngọn cây, có màu trắng xanh. Quả bế xung quanh có màu tím nhạt. Vào khoảng từ tháng 7 đến tháng 8 là mùa hoa và quả. Rễ của nó phát triển, đường kính từ 1,5 đến 4 cm.

Hình dáng đương quy
Hình dáng đương quy

Thu hái, bào chế

Rễ là bộ phận được sử dụng để làm dược liệu. Vào mùa thu, người dân tiến hành đào rễ của những cây được 3 năm tuổi. Đem dược liệu về, rửa sạch để loại bỏ đất cát và tạp chất, cắt bỏ rễ con. Sau đó phơi trong nhà hoặc sấy bằng lửa nhẹ và đem phơi trong mát cho khô. Khi sử dụng, bào chế dược liệu bằng cách rửa qua rượu, ủ một đêm cho mềm, rồi bào mỏng 1mm. Nếu muốn bảo quản lâu có thể rửa bằng muối và sấy nhẹ qua lưu huỳnh hoặc đốt xông nóng. Khi dược liệu có màu đỏ tươi hoặc vàng kim tuyến thì sấy than.

Thành phần hóa học

Đương quy có thành phần hóa học đa dạng và phong phú. Cụ thể như: tinh dầu, coumarin, acid hữu cơ, acid amin, các nguyên tố vi lượng và vitamin. Trong đó, tinh dầu chiếm chủ yếu với igustilide, n-butylidenphtalide, o-valerophenon carboxylic acid, n-butyl-phtalide, p-cymen, carvacrol, cadinen, bergapten, sesquiterpen, dodecanol, tetradecanol, safrol.

2. Đương quy có tác dụng gì?

Theo y học cổ truyền

Đương quy có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, được quy vào 3 kinh: tâm, can và tỳ. Với tính chất đó, dược liệu có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, dưỡng gân, tiêu sưng, nhuận tràng, điều kinh, thống kinh. Các thầy thuốc y học cổ truyền đã sử dụng vị thuốc này để chữa kinh nguyệt không đều, huyết ứ trệ, đau kinh, bế kinh và các bệnh thai tiền sản hậu. Ngoài ra, người bị đau tê chân tay, tâm can huyết hư, tổn thương do té ngã, nhọt lở loét hoặc khái suyễn dùng đều có hiệu quả.

Đương quy chữa kinh nguyệt không đều
Đương quy chữa kinh nguyệt không đều

Theo y học hiện đại

Qua các nghiên cứu, thí nghiệm trên động vật và lâm sàn cho thấy đương quy có nhiều tác dụng. Cụ thể:

  • Tử cung và cơ trơn: Dược liệu có khả năng ức chế co cơ tử cung, làm giãn nghỉ sự căng của tử cung. Từ đó nó giúp hành kinh không đau. Bên cạnh đó còn làm cho ruột trơn để chữa táo bón và giảm sung huyết vùng xương chậu. Ngoài ra, thành phần của dược liệu kích thích sản sinh estrogen tự nhiên, cân bằng nội tiết tố của phụ nữ.
  • Trung khu thần kinh: Trong nghiên cứu của Nhật Bản, tinh dầu của rễ làm trấn tĩnh hoạt động của đại não. Đồng thời, nó có thể làm hưng phấn trung khu tủy sống, dẫn đến tê liệt, hạ huyết áp, giảm nhịp tim và nhiệt độ cơ thể.
  • Huyết áp và hô hấp: Nghiên cứu của Schmidt, Y Bác An và Trần Khắc Khôi cho thấy tinh dầu có tác dụng đối vói huyết áp. Tùy vào liều lượng khác nhau sẽ ảnh hưởng đến hô hấp và huyết áp khác nhau.
  • Kháng sinh: Nước sắc dược liệu gây ức chế trực trùng lỵ, trực khuẩn thương hàn, tụ cầu trùng, liên cầu khuẩn tán huyết. Tinh dầu của nó cũng tác động đến trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn coli và tụ cầu khuẩn vàng.
  • Cơ tim: Trong thành hần của đương quy có chất tương tự như quinidin. Đây là chất có tác dụng trên tim mạch.
  • Giảm cân: Protein AP0A4 trong dược liệu có thể điều chỉnh apatit, từ đó giảm lượng mỡ trong cơ thể.
  • Trên hiện tượng thiếu vitamin E: Thí nghiệm trên chuột bị thiếu vitamin E, cho kết quả tốt.

3. Cách dùng đương quy

Tùy vào từng bệnh đương quy sẽ có cách dùng khác nhau. Có thể kết hợp dược liệu chung với các vị thuốc khác để tăng hiệu quả. Nó được dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc rượu thuốc. Liều lượng an toàn từ 4,5 – 9g, có thể lên đến 10 -20g.

4. Các bài thuốc có dược liệu

Chữa kinh nguyệt không đều

Chuẩn bị: 12 gam đương quy, 12 gam thục địa, 8 gam bạch thược, 6 gam xuyên khung cùng 600ml nước.

Thực hiện: Cho tất cả nguyên liệu vào nồi đun đến khi sắc lại còn 200ml, để nguội, chia thành 2 lần uống.

Chữa khó có con

Chuẩn bị: 16 gam đương quy,14 gam địa hoàng, 12 gam thược dược. Cùng 8 gam bạch giao, 8 gam tục đoạn và 12 gam đỗ trọng.

Thực hiện: Sắc lấy nước uống.

Chữa mất máu do băng huyết

Chuẩn bị: 80 gam đương quy và 40 gam xuyên khung.

Thực hiện: Lấy 20 gam hỗn hợp cùng 2 bát nước, 1 bát rượu trắng. Đun đến khi sắc lại còn 1 bát, chia thành 2 lần, uống trước khi ăn.

Chữa mắc nhiều bệnh sau khi sinh

Chuẩn bị: 6 gam đương quy, 8 gam đậu đen sao, 8 gam trạch lan, 8 gam ngưu tất. 12 gam thục địa, 6 gam xuyên khung, 8 gam bạch thược, 4 gam gừng khô,12 gam ích mẫu thảo cùng 10 gam bồ hoàn.

Thực hiện: Sắc lấy nước uống.

Chữa sốt rét lâu ngày không khỏi

Chuẩn bị: 12 gam đương quy, 12 gam miết giáp, 6 gam quất bì,10 gam ngưu tất và 3 lát gừng sống.

Thực hiện: Sắc lấy nước, chia thành 2 lần uống sáng và tối.

Chữa ra mồ hôi trộn

Chuẩn bị: 12 gam đương quy, 6 gam hoàng liên, 6 gam hoàng bá, 10 gam hoàng kỳ, 8 gam sinh địa, 8 gam thục địa, 6 gam hoàng cầm.

Thực hiện: Sắc lấy nước, chia thành 2 lần uống.

Chữa huyết nhiệt, táo bón

Chuẩn bị: đương quy 4 gam, thục địa 4 gam, 3 gam sinh địa, 3 gam thăng hoa. Cùng đại hoàng 4 gam, cam thảo 4 gam, đào nhân và 1 gam hồng hoa.

Thực hiện: Đun tất cả dược liệu trên đến khi sắc lại, ấy nước uống.

Đương quy chữa huyết nhiệt, táo bón
Đương quy chữa huyết nhiệt, táo bón

Chữa bệnh động mạch vành

Chuẩn bị: 10 gam đương quy, 90 gam sơn tra, 15 gam ngó sen và 6 gam rễ hành.

Thực hiện: Cho dược liệu vào nấu chung với 1 ít nước, ngày uống 2 lần sáng và tối.

5. Lưu ý khi sử dụng

Đương quy là vị thuốc từ nhiên nhiên nhưng vẫn có chống chỉ định và kiêng kỵ riêng. Người dùng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Người bị tiêu chảy mãn tính hoặc chướng bụng, phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng.
  • Bệnh nhân ung thư nhạy cảm với hormone hoặc đang dùng thuốc chống đông máu không dùng.
  • Cần thận trọng với người bị bệnh tiểu đường, nhiễm virus cấp tính.
  • Cần hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc sử dụng kem chống nắng trong quá trình sử dụng dược liệu.

6. Vị thuốc đương quy mua ở đâu?

Hiện nay, đương quy được bán nhiều tại các nhà thuốc y học cổ truyền hoặc chợ đông y. Ngoài ra, các sản phẩm của dược liệu còn xuất hiện trên các sàn thương mại điện tử, websiet hoặc mạng xã hội. Tuy nhiên, người mua cần lựa chọn địa chỉ uy tín, đáng tin cậy. Vì trên thị trường hàng kém chất lượng, không có nguồn gốc xuất xứ được bán tràn lan. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc mà còn có thể tác động đến sức khỏe người dùng.

Có thể nói, đương quy là vị thuốc có giá trị, được xem như nhân sâm của phụ nữ. Với những công dụng tuyệt vời của mình, dược liệu dã điều trị nhiều bệnh cho con người. Tuy vậy nhưng trước khi dùng bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để thuốc có hiệu quả cao nhất, đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Hãy chia sẻ bài viết nếu thông tin Visuckhoe.vn cung cấp hữu ích nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *