Công dụng không ngờ tới từ dược liệu bách bộ

Từ lâu con người đã sử dụng cây cỏ thiên nhiên làm dược liệu. Nó giữ một vai trò quan trọng và không thể thiếu đối với nền y học. Mỗi loại thực vật sẽ mang một đặc điểm, công dụng riêng. Trong đó bách bộ là vị thuốc có tác dụng chữa lao phổi, khí quản viêm mạn tính, ho gà, giun kim, giun đũa. Cây có thành phần, cách dùng là còn những công dụng như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài biết sau của Visuckhoe.vn.

1. Đặc điểm của cây bách bộ

Bách bộ được gọi với nhiều tên khác như: gây đẹt ác, dây ba mươi, pê chầu chàng, mùi sấy dòi, hơ linh, mần sòi, bằn sam sip. Nó có tên khoa học là Stemona tuberosa Lour. Loại cây này mọc hoang ở nhiều nơi, đặc biệt tại các vùng đồi núi. Chúng phân bố nhiều ở: Hà Giang, Hòa Bình, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Kon Tum,…

Hình dáng

Đây là cây leo, thân nhỏ, dài khoảng 6 – 8m. Lá của chúng mọc đối hoặc so le với nhau, hình trái tim. Cuống dài từ 2-4cm, có 10 -12 gân phụ nổi rõ trên phiến lá, chạy dọc từ phần cuống đến ngọn lá. Hoa màu đỏ, to, mọc đơn lẻ hoặc thành từng cụm 2 bông ở nách lá. Mỗi bông gồm 2 lá đài, cánh của nó dài 4cm, rộng 5 mm. Quả dạng hình nang, bên trong chứa 2 đến 8 hạt. Rễ của nó cong queo, phình lên thành củ. Phần dưới phình to, trên đỉnh nhỏ và thuôn dần. Rễ mọc thành chùm khoảng 30 củ, có khi hơn. Mỗi củ dài từ 15 đến 20 cm, có đường kính 1,5 đến 2 cm. Nó có màu trắng ngả vàng, vị ngọt và hậu hơi đắng.

Hình dáng cây bách bộ
Hình dáng cây bách bộ

Thu hái, bào chế

Củ là bộ phận của cây được sử dụng để làm thuốc. Củ càng nhiều năm thì càng to dài, rất tốt để làm dược liệu. Người dân tiến hành thu hoạch vào đầu đông hoặc đầu xuân, lúc này chồi cây chưa hoạt động. Cắt bỏ hết dây thân, nhổ bỏ cây nhỏ rồi đào bộ củ lên. Đem về rửa sạch để loại bỏ đất cát và tạp chất còn sót lại. Cuối cùng dược liệu được phơi hoặc sấy khô và sử dụng.

Thành phần hóa học

Trong củ của cây bách bộ có chứa glucid (2,3%), lipid(0,83%), protid (9%). Ngoài ra, nó còn các acid hữu cơ và alkaloid. Trong đó, các alkaloid chủ yếu gồm: stemonin (0,18%) C22H33NO4, stemonidin C17H27NO5, tuberstemonin C19H29NO4, paipunin và sinostemonin.

2. Vị thuốc bách bộ có tác dụng gì?

Theo y học cổ truyền

Bách bộ có vị ngọt, đắng, tính ấm, được quy vào kinh phế. Với tính chất đó, dược liệu có tác dụng ôn phế, sát trùng, bổ phổi chữa ho. Vị thuốc này được các bác sĩ đông y dùng để chữa chữa ho lâu ngày, lao và bệnh cổ độc. Ngoài ra, một số tài liệu cho thấy nó còn có thể trị giun sán và diệt sâu bọ một cách hiệu quả.

Bách bộ trị ho hiệu quả
Bách bộ trị ho hiệu quả

Theo y học hiện đại

Những nghiên cứu hiện đại cho thấy bách bộ có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Cụ thể như:

  • Kháng sinh, kháng khuẩn: Trên thí nghiệm, dịch chiết của dược liệu có khả năng diệt được nhiều loại khuẩn gây bệnh. Streptococus Pneumoniae, Neisseria Meningitidis, Hemolytic Streptococus và Staphylococus aureus đều được ức chế. Ngoài ra, nó còn sát khuẩn với các loại vi khuẩn ở ruột già, diệt được khuẩn lỵ, phó thương hàn.
  • Chữa giun, diệt côn trùng: Dung dịch stemonin 0,15% của dược liệu làm tê liệt giun sau 5 – 10 phút. Bên cạnh đó, dung dịch 10% kết hợp với rượu 70%có thể làm chết rận.
  • Trị ho: Hoạt chất stemonin có trong dược liệu làm ức chế trung tâm hô hấp, giảm ho. Thí nghiệm trên chuột bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cho kết quả tốt. Bách hộ giãn cơ trơn phế quản và giảm các hóa chất trung gian gây viêm.

3. Các bài thuốc có thành phần dược liệu

Trị ho

Chuẩn bị: Bách bộ và gừng sống, dùng 1 lượng bằng nhau.

Thực hiện: Sắc lấy nước uống.

Trị giun kim

Chuẩn bị: Bách bộ tươi.

Thực hiện: Sắc đến khi kẹo lại, thụt vào trong hậu môn.

Trị giun đũa

Chuẩn bị: 12 gram cây bách bộ.

Thực hiện: Sắc lấy nước, uống vào buổi sáng lúc đang đói.

Bách bộ trị giun đũa
Bách bộ trị giun đũa

Trị ho gà

Chuẩn bị: Bách bộ 12 gram, cam thảo 4 gram, bạch tiền 12 gram và đại toán 2 tép.

Thực hiện: Sắc lấy nước, chia thành 3 lần uống/ ngày.

Trị ho do phế nhiệt, lao phổi

Chuẩn bị: Bách bộ và sa sâm, mỗi loại 640 gram.

Thực hiện: Sắc lấy nước, trộn chung với 640 gram mật ong. Đun nhỏ lửa cho đến khi thành cao. Mỗi lần dùng 8ml, ngày uống 2 lần.

Trị ho do cảm mạo, đờm ít đờm, ngứa họng

Chuẩn bị: Bách bộ 16 gram, cát cánh 12 gram, bạch tiền 12 gram, kinh giới 12 gram.

Thực hiện: Cho tất cả dược liệu vào đun đến khi sắc lại, lấy nước uống.

Trị mẩn ngứa ngoài da

Chuẩn bị: Bách bộ.

Thực hiện: Cắt dược liệu, lấy mặt cắt đó xát vào vùng da bị bệnh.

4. Lưu ý khi sử dụng bách bộ

Bách bộ là vị thuốc từ thiên nhiên, không có độc và khá an toàn. Tuy nhiên dược liệu vẫn có những chống chỉ định và kiêng kỵ riêng. Người dùng cần chú ý:

  • Người bị tiêu chảy mạn tính, tỳ vị hư nhược không nên sử dụng.
  • Dùng quá nhiều dược liệu có thể gây ngộ độc. Có thể giải độc bằng nước ép gừng tươi hoặc thêm một ít giấm ăn.
  • Phụ nữa đang mang thai hoặc cho con bú cần thận trọng khi dùng.
  • Người dị ứng hoặc mẫn cảm với thành phần của thuốc không dùng.
  • Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn và phát huy tối đa công dụng của dược liệu.

5. Địa chỉ bán bách bộ

Bách bộ được bán nhiều tại các chợ hoặc nhà thuốc đông y. Ngoài ra, dược liệu còn xuất hiện trên nhiều trang thương mại điện tử, website hay mạng xã hội. Hiện nay, các sản phẩm đông y nói chung và bách bộ nói riêng đang có nhiều nơi bán hàng kém chất lượng, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Chính vì vây người mua cần cẩn thận, lựa chọn nơi uy tín và đáng tin cậy.

Có thể nói bách bộ đã trở thành vị thuốc phổ biến trong y học. Cùng các công dụng tuyệt vời, dược liệu đã mang đến nhiều giá trị đối với sức khỏe của con người. Hy vọng thông tin Visuckhoe.vn cung cấp bổ ích đối với bạn đọc trên hành trình chăm sóc sức khỏe của mình. Hãy chia sẻ bài viết đến bạn bè và người thân nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *