Công dụng và độc tính của vị thuốc ô đầu bạn cần biết

Ô đầu từ lâu đã được xem như vị thuốc quý, có nhiều công dụng. Dược liệu hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp, đau nhức, mỏi chân tay,… Tuy mang nhiều giá trị như vậy nhưng nó vẫn có độc tố nhất định. Cùng Visuckhoe.vn tìm hiểu và khám về về loài thực vật này để hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và độc tính của cây.

1. Ô đầu là gì?

Cây ô đầu còn được gọi với nhiều tên khác nhau như: thiên hùng, trắc tử, ô uế, cố y, củ ấu tàu, củ gấu tàu, xuyên ô.Nó thuộc họ hoàng liên, có tên khoa học là Aconitum fortunei Hemsl. Cây có hơn 110 loài, được phân bố rải rác tại vùng ôn đới Bắc bán cầu. Ở Ấn độ có 25 loài, Trung Quốc có hơn 20 loài, Việt Nam chỉ có 1 loài trồng nhập nội. Cây xuất hiện chủ yếu tại SaPa và Hà Giang. Nó có khả năng thích nghi cao ở vùng núi cao, khí hậu ẩm mát ở nước ta.

Đặc điểm cây ô đầu

Đây là loại cây thân thảo, có chiều cao khoảng 0,6 đến 1m. Thân mọc thẳng, ít cành, có lông ngắn. Rễ cây phát triển thành củ, mập to, có hình dạng con quay, bề mặt nhẵn, màu đen. Lá mọc so le với nhau, hình mắt chim, gân kiểu chân vịt. Mép có nhiều răng cưa to, khi già chia thành 3 – 5 thùy to nhỏ không đều. Cả hai mặt đều có lông, bên trên bóng và xanh lục, dưới màu nhạt hơn. Hoa mọc thành cụm, ở ngọn thân. Chúng có màu xanh lam, chia thành 5 đài, kích thước khá lớn. Qủa có nhiều hạt, mặt trên nhiều vảy nhỏ, gồm 5 đai mỏng.

Đặc điểm cây ô đầu
Đặc điểm cây ô đầu

Thu hái, bào chế

Rễ củ là bộ phận dụng để bào chế dược liệu. Phần củ mẹ to được gọi là ô đầu, củ rễ gọi gọi là phụ tử. Sau khi trồng từ 1 – 2 năm sẽ bắt đầu thu hoạch để lấy củ. Vào khoảng tháng 7 – 10 hàng năm là thời điểm thích hợp nhất để đào lên. Lúc này hoa chưa nở và củ có kích thước to nhất. Tùy vào tác dụng chữa bệnh, người ta sử dụng bộ phận và cách bào chế khác nhau.

  • Diêm phụ tử: Lựa rễ phụ có kích thước to, ngâm với nước muỗi pha loãng. Mỗi ngày đem ra phơi, đến khi thấy bên ngoài dược liệu có nhiều tinh thể muối và hóa cứng.
  • Bạch phụ tử: Chọn loại phụ tử nhỏ, ngâm với nước muối vài ngày. Sau đó đem nấu cho mềm rồi vớt ra, bóc vỏ, thái thành nhiều phiến mỏng. Rửa nhiều lần với nước, đến khi nếm thử đầu lưỡi không còn tê, phơi khô, xông Lưu huỳnh.
  • Hắc phụ tử: Phụ tử cỡ vừa, ngâm trong nước muối vài ngày, đem nấu sôi. Vớt dược liệu ra, rửa sạch, cắt thành phiến dày, sau đó tiếp tục ngâm vào nước muối nhạt hơn. Thêm thuốc nhuộm màu để dược liệu có màu trà đặc, rửa lại đến khi nếm không còn cảm giác tê đầu lưỡi. Đem đi đồ chín rồi sấy hoặc phơi khô.

Thành phần hóa học

Các hoạt chất có trong rễ củ của ô đầu khá đa dạng và phong phú. Cụ thể như: lkaloid aconitin, hypaconitin, tinh bột, đường và các muối vô cơ. Ngoài ra, dược liệu còn có axit hữu cơ như axit aconitic, axit citric,…Hàm lượng các chất có trong củ có thể thay đổi tùy vào thời điểm thu hái.

2. Công dụng của ô đầu

Theo y học cổ truyền

Ô đầu là dược liệu có vị cay, ngọt, tính nhiệt. Với tính chất như vậy nó có tác dụng khu phong, táo thấp, khử hàn. Ngoài ra, dược liệu còn có khả năng hồi dương cứu nghịch, bổ hỏa, trục phong hàn thấp tà ra ngoài. Các thầy thuốc đông y thường xuyên sử dụng củ để chữa các bệnh đau khớp, bong gân, đau nhức, mỏi chân tay. Các triệu chứng bán thân bất toại, chân tay co quắp, mụn nhọt vỡ lâu không liền miệng,… cũng đều dùng vị thuốc này.

Theo y học hiện đại

Các Aconitin có trong dược liệu tác động trực tiếp lên tế bào cơ tim. Từ đó thúc đẩy sự khử cực hóa làm tăng nhịp tim và rút ngắn thời gian trơ. Đồng thời nó còn làm giãn mạch máu, giãn mạch vành, hỗ trợ hạ huyết áp. Các phụ tử có khả năng giảm cholesterol, lipid trong máu, bảo vệ động mạch khỏi xơ vữa. Ngoài ra, dược liệu làm giảm đau do aconitin gây ức chế thần kinh trung ương.

Ô đầu chữa đau nhức xương khớp
Ô đầu chữa đau nhức xương khớp

3. Độc tính của ô đầu

Ô đầu là dược liệu có độc tính cao. Ô đầu với liều lượng từ  5 – 15g và phụ tử 25 – 100g có thể gây độc. Khi bị nhiễm độc, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng: lưỡi tê, chống mặt, tay chân tím tái, chảy nước bọt, nôn mửa, đau đầu. Cùng lúc đó mạch chậm, suy hô hấp, hạ huyết áp thân nhiệt và dẫn đến loạn nhịp tim.

Dùng Kim ngân hoa 8g, Đậu xanh 8g, Cam thảo 20g, Gừng tươi 20g. Sắc tất cả các vị, lấy nước uống có thể giải độc.

4. Một số bài thuốc có thành phần dược liệu

Chữa đau nhức xương khớp

Chuẩn bị: Ô đầu, nhân hạt gốc, huyết linh, nhân hạt gấc, mật trăn, mật gấu.

Thực hiện: Đem tất cả các vị ngâm với rượu, ngày xoa bóp 2 lần.

Chữa tâm thận dương hư, ra mồ hôi nhiều, chân tay lạnh

Chuẩn bị: Thục Phụ tử 12g, Chích thảo 4g, Can khương 10g.

Thực hiện: Sắc lấy nước uống.

Chữa đau nhức chân tay thuộc chứng phong hàn thấp tý

Chuẩn bị: Thục Phụ tử  4 – 10g, Sinh khương 8 – 12g, Chích thảo 4 – 8g, Quế chi 8 – 10g và Đại táo 2 đến 5 quả.

Thực hiện: Sắc lấy nước uống.

Chữa viêm khớp do phong hàn thấp

Chuẩn bị: Ô đầu 15g, sinh nam tinh 5g, ớt cay 5g, độc hoạt 10g và nhân của hạt thầu dầu 5g.

Thực hiện: Nghiền thành bột mịn, chế chung với rượu và giấm theo tỷ lệ 1 : 3. Phết lên trên miếng vải cao su, dán lên vị trí đau.

Ô đầu chữa viêm khớp do phong hàn thấp
Ô đầu chữa viêm khớp do phong hàn thấp

5. Lưu ý khi sử dụng ô đầu

Khi sử dụng ô đầu người dùng cần chú ý các vấn đề sau:

  • Phụ nữa đang mang thai hoặc cho con bú tuyệt đối không sử dụng.
  • Trẻ em không nên sử dụng dược liệu.
  • Cây ô đầu tươi, chưa được diều chế độc tố có thể thấm qua da, không nên chạm vào.
  • Dược liệu có tính độc mạnh, khi dùng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng để đảm bảo an toàn và tránh rủi ro xảy ra.

6. Mua ô đầu ở đâu?

Đây là một vị thuốc có độc nên không được bày bán rộng rãi. Để sử dụng dược liệu bạn cần tìm đến các bác sĩ chuyên nghiệp. Tại đây bác sĩ sẽ tư vấn và kê đơn cụ thể, tùy theo tình trạng bệnh.

Ô đầu với nhiều công dụng đã đem đến lợi ích về sức khỏe cho con người. Tuy nhiên bạn cần cẩn trọng khi sử dụng để đem lại hiệu quả cao nhất. Hy vọng những thông tin Visuckhoe.vn cung cấp hữu ích đối với bạn và người thân. Hãy chia sẻ bài viết cùng tác dụng, cách dùng của cây ô đầu đến mọi người xung quanh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *