Công dụng của dược liệu Hà diệp đối với sức khỏe con người

Hà diệp hay thường gọi là lá sen có lẽ rất quen thuộc đối với chúng ta. Sen là loài quốc hoa, xuất hiện thường xuyên trong văn thơ lẫn ngoài thực tế. Phổ biến là vậy nhưng không phải ai cũng biết đến tác dụng trị bệnh của nó. Bài viết dưới đây Visuckhoe.vn xin giới thiệu đến bạn đọc công dụng, cách dùng và những điều cần lưu ý về loại dược liệu này.

>>>ĐỌC THÊM:

1. Đặc điểm của Hà Diệp

Hình dáng

Sen là một loài thực vật sống dưới bùn, thân hình trụ có thể ăn được. Cây có nguồn gốc ở châu Ðại dương và vùng Ðông Dương. Tại Việt Nam, sen mọc chủ yếu tại các ao, hồ, đầm,…

Lá sen có tên khoa học là Folium Nelumbinis, chúng có hình tròn, nhăn nheo, đường kính từ 30 – 60 cm. Mặt trên của lá có màu lục tro, hơi nhám, phía dưới màu lục nâu, bóng nhẵn. Toàn bộ có khoảng 17 – 23 gân, từ giữa lá toản ra xung quanh có dạng giống như hình nan xe đẹp. Ở giữa là vết tích của cuống lá màu nâuu lồi lên. Lá có mùi thơm nhẹ, khi khô chuyển sang màu nâu, giòn, dễ vò nát.

Hình dáng của Hà diệp
Hình dáng của Hà diệp

Thu hái, chế biến

Sen sẽ nở hoa vào mùa hạ và mùa thu, tháng 7 đén tháng 9 là thời gian thu hoạch. Lá sen được cắt, phơi nắng cho khô khoảng 7 – 8 phần. Sau đó cần cắt cuốn rồi gấp thành hình bán nguyệt, tiếp tục đem phơi nắng đến khi khô hoàn toàn. Khi lá đã khô, phun nước cho hơi mềm rồi thái thành miếng hoặc thành dải, tiếp tục phơi hoặc sấy khô.

Thành phần hóa học

Hà diệp có chứa alkaloid 0,77% – 0,84% cụ thể: nuciferin, nor-nuciferin, roemerin, dehydronuciferin, dehydroanonain, N-methylisocaclaurin anonain, liriodenin, pronuciferin, O-nornuciferin, armepavin, N-norarmepavin, methylcoclaurin, nepherin, dehydroroemerin. Ngoài ra nó còn có một lượng quercetin, isoquercitrin, leucocyanidin, leucodelphinidin, nelumbosid và vitamin C nhất định.

2. Công dụng của dược liệu Hà diệp

Theo y học cổ truyền

Hà diệp có vị đắng, tính mát, quy kinh có tâm, tỳ, vị. Dược liệu chủ trị các bệnh như: Trúng thử, tiêu chảy do thử thấp, háo khật, huyết lị, nôn máu, do máu cam, tiểu tiện ra máu do huyết nhiệt. Ngoài ra còn hóa ứ chỉ huyết, chữa băng kinh, rong huyết và các loại chảy máu.

Theo y học hiện đại

Các nghiên cứu cho thấy trong thành phần của lá sen có nhiều loại alkaloids và flavonoid đặc biệt có tác dụng giảm béo và chống xơ vỡ động mạch hiệu quả. Chính vì vậy trên lâm sàng loại dược liệu này dùng để phòng ngừa và điều trị béo phì, phòng trị tăng huyết áp, tăng mỡ máu, viêm túi mật, bệnh mạch vành tim và xơ vữa động mạch. Các chuyên gia về sức khỏe cũng khuyên sử dụng hà diệp đối với người cao tuổi hoặc cơ thể đã suy yếu, người từng bị liệt nửa người do tai biến mạch máu não hoặc động mạch não đã bị xơ cứng. Ngoài ra, nó còn có tác dụng giải độc nấm hiệu quả.

Theo y học hiện đại Hà diệp có nhiều công dụng
Theo y học hiện đại Hà diệp có nhiều công dụng

Tác dụng trên thí nghiệm

  • Kháng viêm: Nghiên cứu in-vitro chứng minh quercetin-3-O-d-glucuronide (Q3GA) có trong lá sen ức chế đáng kể sự phóng thích NO giúp giảm viêm. Ngoài ra, chiết xuất của lá có tác động đến 5 loại vi sinh vật thường gây bệnh ở khoang miệng.
  • Chống oxy hóa: Các flavonoid của dược liệu như Quercetin, glycoside, myricetin-3-O-glucopyranoside có khả năng chống oxy hóa.
  • Điều trị rối loạn lipid máu: Một số thí nghiệm trên chuột cho kết quả thúc đẩy quá trình huy động và hoà tan lipid máu, giảm trọng lượng cơ thể của chuột bị béo phì. Chiết xuất giàu flavonoid giúp giảm lipid máu và silymarin và simvastatin, giảm tổn thương gan.
  • Trị đái tháo đường: Lá sen có thể giảm lượng đường trong máu và đề kháng insulin bằng cách làm giảm mỡ nội tạng, ức chế biểu hiện PPARγ2 và GLUT4 từ đó đảo ngược tình trạng không dung nạp glucose trên chuột và ống nghiệm.
  • Trị ung thư: Thí nghiệm trên chuột bị ung thư cho thấy dịch chiết của dược liệu bảo vệ tế bào gan. Cụ thể: ngăn chặn quá trình peroxide hóa lipid, ngăn tổn thương tế bào gan và tăng cường hệ miễn dịch.
  • An thần, giảm lo âu: Các alkaloid tăng nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh giúp giảm căng thẳng, lo âu.

3. Một số bài thuốc có thành phần của Hà diệp

Chữa say nắng, tiêu chảy

Chuẩn bị: Hà diệp 12 – 20g.

Thực hiện: Ép, sắc lấy nước, hoặc uống với dạng bột mỗi ngày.

Chữa chảy máu cam, nôn ra máu

Chuẩn bị: Lá Sen tươi 12g, Ngải cứu tươi 8g, Sinh địa tươi 24g, Trắc bá diệp tươi 12g.

Thực hiện: Đun tất cả các dược liệu với nhau, lấy nước uống hàng ngày.

Chữa huyết áp cao

Chuẩn bị:Cúc hoa vàng 4g, Hà diệp, Hoa hòe mỗi vị 10g.

Thực hiện: Sắc lấy nước uống.

Chữa béo phì

Chuẩn bị: Lá sen tươi.

Thực hiện: Nấu mỗi ngày một lá, nấu lên uống thay nước lọc.

Chữa rôm sảy, ghẻ lở

Chuẩn bị: Lá sen tươi.

Thực hiện: Băm nhỏ, nấu chung với đâu xanh thành canh ăn.

Chữa sốt xuất huyết

Chuẩn bị: Hà diệp 40g, Ngó sen hoặc Cỏ nhọ nồi 40g, Rau má 30g cùng hạt Mã đề 20g.

Thực hiện: Sắc uống mỗi ngày.

Chữa mất ngủ

Chuẩn bị: Lá sen

Thực hiện: Sắc đặc lại,pha thêm chút đường, uống trước khi ngủ 2 tiếng.

Hà diệp chữa mất ngủ hiệu quả
Hà diệp chữa mất ngủ hiệu quả

4. Lưu ý khi sử dụng Hà diệp

Một số lưu ý khi sử dụng dược liệu Hà diệp như:

  • Phụ nữ đang hành kinh, mang thai và cho con bú không dùng.
  • Người thể hàn sử dụng hà diệp lâu dài gây mệt mỏi, tim đập thất thường và mất trí nhớ.
  • Không sử dụng với người dị ứng các thành phần của dược liệu.

Ngoài ra trước khi sử dụng loại dược liệu này bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia. Bệnh nhân cần tìm hiểu và nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh trường hợp xấu xảy ra.

5. Hà diệp bán ở đâu?

Lá sen được trồng và mọc hoang ở nhiều nơi nên việc tìm kiếm vô cùng dễ dàng. Tại các chợ, các ao hồ hoặc hiệu thuốc đông y đều có bán. Ngày nay, trà hà diệp được nhiều công ty sản xuất và bán rộng rãi. Bạn có thể tìm mua để  sử dụng. Tuy nhiên, trước khi mua cần lựa chọn địa chỉ uy tín, đáng tin cậy để tránh mua phải hàng kém chất lượng.

Bài viết đã tổng hợp những công dụng, thành phần và các bài thuốc có dược liệu Hà Diệp. Hy vọng những thông tin trên hữu ích đối với bạn, gia đình và người thân. Hãy chia sẻ để mọi người xunh quanh biết thêm về loại cây này nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *