Ô dược – dược liệu quý từ thiên nhiên với nhiều công dụng

Ô dược là vị thuốc được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Đây là dược liệu hỗ trợ điều trị nhiều bệnh và có ích cho sức khỏe của con người. Cây có đặc điểm, công dụng và cách dùng như thế nào? Mời quý độc giả cùng tìm hiểu và khám phá qua bài viết của Visuckhoe.vn

1. Đặc điểm của ô dược

Ô dược hay còn gọi là Bàng kỳ, Thổ mộc hương, Kê cốt hương, Bàng tỵ hoặc Cây dầu đắng. Nó có tên khoa học là Lindera myrrha Merr, thuộc Họ Long não. Cây mọc ở rừng thứ sinh, rừng phục hồi sau khai thác hoặc những nơi có độ cao dưới 500m. Tại nước ta, dược liệu phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa,…

Hình dáng

Đây là loài thực vật nhỏ, dạng bụi, cao từ 1,3 đến 1,4m. Cây được chia thành nhiều cành, thân già không lông, màu nâu nhạt. Lá mọc so le với nhau, có chiều dài từ 6 đến 7cm, chiều rộng từ 2 đến 2,5cm. Chúng có dạng hình xoan hoặc hình bầu dục, chóp dài nhọn. Mặt trên của lá nhẵn bóng, phía dưới có lông và hơi mốc. Hai gân phụ chạy dọc, bắt đầu cách cuống 2mm, phía trên lõm, dưới gồ lên. Cuống lá dài từ 7  – 15 mm, khi mới ra có lông, sau trơn nhẵn. Hoa họp lại thành tán nhỏ, đường kính 3 – 4mm, màu hồng nhạt. Qủa hình trứng, chín chuyển sang màu đỏ, bên trong chỉ có 1 hạt. Rễ của cây mập và rắn chắc, có màu nâu hoặc pha chút vàng nhạt, bên trong màu trắng ngà. Nó có dạng hình thoi, hai đầu hơi tù lại, chính giữa phình to. Tại các rễ tơ đã rụng xuất hiện vằn nứt ngang và nếp nhăn dọc.

Hình dáng cây ô dược
Hình dáng cây ô dược

Thu hái, chế biến

Củ rễ là bộ phần được dùng để làm dược liệu. Nó có thể thu hái quanh năm, tốt nhất là vào mùa đông hay đầu xuân. Người dân đào rễ lên, lựa những rể có đốt nối liền nhau không dùng rễ đuôi chuột. Sau đó đem về rửa sạch, bỏ phần vỏ, chỉ giữ lại lõi. Đem chúng sao qua rồi mài thành bột. Ngoài ra cũng có thể đem rễ đi ủ mềm, để ráo rồi xóc với giấm. Thái dược liệu thành lát mỏng và phơi khô.

Thành phần hóa học

Theo nghiên cứu cho thấy trong ô dược có nhiều thành phần đa dạng và hong phú. Gồm: lkaloid linderan, linderen, rượu linderola, axit linderic. Ngoài ra còn có linderazulen, coclorin, cocculine, cetone và tinh dầu.

2. Công dụng dược ý của ô dược

Theo y học cổ truyền

Ô dược có vị đắng, cay, tính ôn, được quy vào các kinh: Tỳ, Vị, Phế và Thận. Dược liệu có tác dụng hành khí, khứ hàn, thuận khí, ôn thận tán hàn, chỉ thống, khai uất và kiện vị tiêu thực. Các thầy thuốc đông y dựa vào tác dụng của nó để chữa kinh nguyệt không đều, tiểu tiện đi nhiều, đái dầm, tiểu són. Ngoài ra, khi gặp tình trạng bụng trướng đau, đầy bụng, bụng dưới đau do bàng quang lạnh, nôn mửa, trẻ nhỏ bị giun, sung huyết, đau đầu đều có thể dùng hiệu quả.

Theo y học hiện đại

Cây ô dược được nghiên cứu và cho kết quả khả quan. Cụ thể:

  • Thí nghiệm cho chuột ăn dược liệu trong thời gian dài có mức độ tăng trọng cao hơn bình thường.
  • Thành phần của ô dược kích thích tăng nhu động ruột, chữa chứng đầy hơi khó tiêu ở chó.
  • Nghiên cứu trên thỏ cho thấy dược liệu nhu động ruột và giảm trương lực đối với ruột. Đồng thời nó giúp tăng tiết dịch ở đường ruột và cải thiện triệu chứng đầy hơi.
  • Bột của dược liệu làm ngắn thời gian tái canxi hóa huyết tương và rút ngắn thời gian đông máu. Từ đó có thể sử dụng để cầm máu hiệu quả.

3. Các bài thuốc chứa thành phần dược liệu

Chữa đau bụng kinh

Chuẩn bị: Ô dược 12g, Mộc hương 12 g. Sa nhân 3g, huyền hồ 12g, cam thảo 5g và sinh khương 4g.

Thực hiện: Dược liệu đem sắc lấy nước uống. Ngày dùng 2 lần, trước khi ăn, nên sử dụng sau kỳ kinh nguyệt.

Ô dược chữa đau bụng kinh hiệu quả
Ô dược chữa đau bụng kinh hiệu quả

Chữa đau bụng dưới đau do hàn sán

Chuẩn bị: Ô dược, cao lương khương và hồi hương mỗi loại 6g cùng thanh bì 8g.

Thực hiện: Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, đun đến khi sắc lại, lấy nước uống.

Chữa tiêu chảy, sốt, lỵ

Chuẩn bị: Ô dược.

Thực hiện: Lấy dược liệu sao vàng với cám, nghiền mịn. Mỗi lần uống dùng 3 -5 g chung với nước cơm, ngày uống 2 -3 lần, trước bữa ăn 90 phút.

Chữa rối loạn tiêu hoá

Chuẩn bị: Ô dược và hương phụ, mỗi vị dùng 1 lượng bằng nhau.

Thực hiện: Đem tán thành bột mịn, trộn đều. Mỗi ngày uốn 2 lần, mỗi lần dùng 2 -8g, uống chung với nước gừng.

Ô dược chữa rối loạn tiêu hoá
Ô dược chữa rối loạn tiêu hoá

Chữa bàng quang hư hàn, thận dương bất túc

Chuẩn bị: Ô dược 10g cùng sơn dược và ích trí nhân mỗi vị 16g.

Thực hiện: Sắc lấy nước uống trong ngày.

4. Lưu ý khi sử dụng

Ô dược là vị thuốc từ nhiên nhiên, tuy vậy vẫn có chống chỉ định và kiêng kỵ riêng. Người dùng cần chú ý:

  • Người có thể trạng khí hư do nội nhiệt không được sử dụng.
  • Người dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần của thuốc không sử dụng.
  • Để đảm bảo an toàn và tránh rủi ro, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
  • Khi gặp các dấu hiệu bất thường cần dừng thuốc và đến cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời.

5. Mua ô dược ở đâu

Tại các chợ đông y và nhà thuốc y học cổ truyền đều có bán loại dược liệu này.Ngoài ra các cở sở sản xuất dược liệu vẫn bán online thông qua các sàn thương mại và trang mạng xã hội. Hiện nay trên thị trường có nhiều nơi sử dụng rễ cây sim rừng để giả làm ô dược. Chính vì vậy người mua cần cẩn thận, lựa chọn sản phẩm chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng.

Trên đây là đặc điểm công dụng và các bài thuốc chữa bệnh của ô dược. Loại dược liệu này vô cùng có giá trị đối với sức khỏe của con người. Hy vọng bài viết đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích đối với quý độc giả. Hãy chia sẽ đến với bạn bè, gia đình để mọi người hiểu rõ hơn về dược liệu ô dược nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *