Cẩu tích: dược liệu chữa bệnh xương khớp hiệu quả

Cẩu tích là loại dược liệu được dùng phổ biến trong đông y. Vị thuốc này không thể thiếu trong quá trình điều trị bệnh đau nhức xương khớp, bổ thận, cầm máu,… Vậy cây có hình dáng, đặc điểm và dược lý như thế nào? Bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thảo dược quý này nhé!

1. Đặc điểm của cây Cẩu tích

Cẩu tích có tên gọi khác là Lông cu ly, Cù liền, Lông khỉ, Kim mao, tên khoa học Cibotium barometz (L.) J. Sm. Nó mọc hoang ở nơi đất ẩm như: bờ suối, ven rừng, phát triển mạnh trên đất axit và axit ferralitic màu nâu đỏ. Cây xuất hiện tại các nước Đông Nam Á và một số tỉnh miền nam của Trung Quốc. Tại nước ta, dược liệu phân bố chủ yếu ở các tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai, Quảng Nam, Đà Nẵng, Lâm Đồng.

Hình dáng

Cây có thân rễ mọc đứng thẳng, ngán, có lông màu vàng nâu phủ xung quanh. Nó là loài dương xỉ có thể cao từ 2 -3 m. Thân cây có bề mặt khúc khủyu, gồ ghề, màu nâu hoặc nâu hơi hồng. Lá kép, chiều dài từ 1 -2m, uốn thành chùm ở đỉnh của thân cây. Lá có hình trứng hay hình elip, nhiều lá chét xếp dạng lông chim, mặt dưới có nếp gấp xanh nhạt, mặt trên có màu xanh đậm, cuốn dày. Mặt cắt ngang của cuốn có hình tam giác, có các lông tơ mịn và dày đặc, đầu có gai. Phía trên màu xanh lục, chuyển dần sang màu tía bên dưới.

Hình dáng cây Cẩu tích
Hình dáng cây Cẩu tích

Cơ quan sinh sản của cây là túi bào tử màu nâu, mọc dưới lá, xếp đều 2 bên gân. Bên trong đựng nhiều bào tử hình tam giác hoặc hơi tròn, màu đen nhạt, sần sùi.

Thu hoạch và chế biến

Phần lông ở thân và rễ cây được thu hoạch và sử dụng làm dược liệu. Chúng thường được hái vào mùa thu hoặc đông. Người dân sẽ đào lấy toàn bộ phần bẹ và những vùng có lông. Phần còn lại của cây bị phá bỏ. Sau khi đem về rửa sạch, cắt bỏ rễ con, thái mỏng, phơi khô. Nếu không sử dụng phần lông, người dân thực hiện đốt và rang phần rễ vào cát nóng. Việc này giúp làm sạch lông, sau đó rửa sạch, đồ kỹ cho mềm và đem tẩm rượu 12 tiếng rồi sao vàng.

Thành phần hóa học

Thân rễ của cây Cẩu tích chứa 30%tinh bột, aspidinol. Lông trên thân có tanin và sắc tố. Trên cây có các hợp chất Methyl dodecnoate, beta-sitosterol, beta-sitosterol-O-glucopyranoside and 2,3,4,5,6-pentahydroxy cyclohexane carboxylic acid. Ngoài ra nó còn bao gồm  flavonoid (kaempferol, onychin) và Acid béo (acid oleic, palmitic và octadecanoic).

2. Công dụng của dược liệu Cẩu tích

Theo y học cổ truyền

Trong đông y Cẩu tích có vị đắng, ngọt, tính ôn, vào 2 kinh can và thận. Nó có tác dụng giảm đau, chống viêm, tiểu tiện nhiều lần ở người già. Các thầy thuốc dùng dược liệu để đông máu, trị đau xương khớp, đau lưng, đau gối. Ở Malaysia và Trung Quốc dùng lớp lông vàng phủ lên thân đắp lên vết hương hở để cầm máu.

Đối với y học Trung Quốc dược liệu được ví như ” phương thuốc của ông già”, chống đau, tăng cường xương và cơ bắp, bổ gan, thận và các cơ quan sinh dục nam. Trong tài liệu cổ thảo dược bổ can thận, chữa phong hàn, thấp tỳ, lưng đau chân mỏi, mạnh lưng gối, trừ phong thấp, thất niếu (không đi đái được), đái nhỏ giọt.

Cẩu tích chữa đau lưng hiệu quả
Cẩu tích chữa đau lưng hiệu quả

Theo y học hiện đại

  • Chống oxy hóa: Các sản phẩm dạng nước của Cẩu tích có hoạt tính chống oxy hóa cao hơn nguyên liệu dạng thô. Tổng hàm lượng phenolic của dược liệu là 50,88 mg CAE/ g, hàm lượng axit axetic là 1,82mg/g.
  • Chống vius: Chiết xuất từ thân rễ  C. barometz (được chỉ định là CBE và CBM) là chất ức chế mạnh mẽ coronavirus.
  • Chống ung thư tiền liệt tuyến: Chiết xuất từ dược liệu cho thấy ảnh hưởng nội tiết tố lên các tế bào ung thư tuyến tiền liệt LNCaP và PC-3.
  • Bảo vệ gan: Thí nghiệm trên chuột cho thấy Onychia thể hiện tác dụng chống oxy hóa và bảo vệ gan khỏi tổn thương gan do lipid peroxide, giảm đáng kể mức độ lipid peroxide malondialdehyde trong gan.
  • Một số công dụng khác : Chống loãng xương trên thực nghiệm, thúc đẩy sự hình thành xương.

3. Bài thuốc chứa Cẩu tích

Chữa đau lưng

Chuẩn bị: Cẩu tích 20g, rễ gối hạc 12g, củ mài 20g, thỏ ty tử 1g, tỳ giải 16g, đỗ trọng 16g, rễ cỏ xước 12g, bổ cót toái 16g, dây đau xương 12g.

Thực hiện: Cho tất cả nguyên liệu vào, thêm nước đun đến khi sắc lại rồi uống.

Chữa phong thấp, chân tay tê bại

Chuẩn bị: Cẩu tích 20g, ngưu tất 8g, tần giao 12g, quế chi 4g, nước 600g, mộc qua 12g, tang chi 8g, tùng tiết 4g, tục đoạn 8g, đỗ trọng 8g.

Thực hiện: Đun với lửa vừa, đến khi nước sắc lại còn 250ml, chia thành 2 phần, uống trong ngày.

Chữa suy gan thận, chân đau do phong thấp

Chuẩn bị:Hoàng kỳ 30g, Đan sâm 30g, Cẩu tích 30g, phòng phong 15g, Đương quy 25g, Rượu trắng 1 lít.

Thực hiện: Đem tất cả ngâm với rượu trong 1 tuần lễ, sau đó uống dần, bỏ bã.

Chữa tiểu tiện nhiều

Chuẩn bị: Cẩu tích 15g, Mộc qua 6g, Đỗ trọng 10g, Ngưu tất 10g, Sinh mễ nhân 12g.

Thực hiện: Sắc chung với 600ml nước, đến khi còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Chữa khí huyết không đều, tứ chi đau nhức

Chuẩn bị: Cẩu tích, Tang chi, Ngưu tất, Thục địa, Hổ cốt, Đương quy, Tùng tiết, Quế chi, Tần cửu, Mộc qua mỗi vị 12 gam

Thực hiện: Sắc nước uống trong ngày.

Chữa viêm cột sống có gai do gan thận bất túc

Chuẩn bị:Cẩu tích, Cốt toái bổ, Ngưu tất, Thục địa, Bạch thược, Nhục thung dung mỗi vị 15g; Kê huyết đằng 30g, Mộc hương 6g, Nữ trinh tử, Sơn thù du, Đương quy, Câu kỷ tử mỗi loại 10g.

Thực hiện: Sắc uống ngày 1 thang.

Cẩu tích chữa viêm cột sống có gai do gan thận bất túc
Cẩu tích chữa viêm cột sống có gai do gan thận bất túc

4. Lưu ý khi sử dụng

Khi sử dụng Cẩu tích cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Người bị bệnh thận hư nhiệt, nước tiểu vàng không nên dùng.
  • Phụ nữa đang mang thai hoặc cho con bú nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng dược liệu này.
  • Người dị ứng với các thành phần của thuốc không dùng.
  • Để đảm bảo an toàn, tránh trường hợp dược liệu tương tác với thuốc, thực phẩm chức năng hay dược liệu khác cần có ý kiến của bác sĩ.

5. Mua Cẩu tích ở đâu?

Hiện nay cây Cẩu tích được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam để lưu ý bảo vệ. Chính vì vậy nên việc khai tác dược liệu trở không còn, chủ yếu nhập khẩu từ các nước khác. Bạn có thể tìm mua tại các chợ đông y, nhà thuốc y học cổ truyền. Ngoài ra, trên các sàn điện tử cũng có bán nhưng cần kiểm tra về nguồn gốc và độ uy tín. Trên thị trường xuất hiện nhiều hàng giả, hàng kém chất lượng không nên cả tin để ” tiền mất tật mang”.

Trên đây là những thông tin về loài thảo dược Cẩu tích. Với thành phần và công dụng của nó đã điều trị nhiều bệnh cho con người. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với bạn và người thân trong hành trình chăm sóc sức khỏe. Chia sẻ cho mọi người cùng biết nếu bài viết hữu ích nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *