Tác dụng của câu kỷ tử đối với sức khỏe con người

Câu kỷ tử được sử dụng nhiều trong quá trình chế biến món ăn của người Việt. Tuy nhiên ít người biết rằng đây cũng là vị thuốc có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường chức năng thận, làm sáng mắt. Vậy cây có thành phần gì, đặc điểm ra sao, công dụng như thể nào? Bài viết sau sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về dược liệu này nhé!

>>> XEM THÊM

1. Đặc điểm của câu kỷ tử

Câu kỷ tử thường được gọi là kỷ tử thuộc họ quả mọng, có tên khoa học là Lycium barbarum L. Đây là cây lâu năm, có thể trồng bằng hạt hoặc dâm cành. Nó mọc ở các nước như Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc. Tại Việt Nam chưa được trồng, chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc.

Hình dáng

Cây thuộc loài thân mềm, dáng mọc đứng, có độ cao trong khoảng từ 50 -150 cm. Lá hình mác, mọc đơn và so le với nhau, dài khoảng 5cm, rộng 0,6 – 2,5cm. Lá có cuốn ngắn từ 2 -6mm, rìa nguyên, hai mặt lá nhẵn. Hoa có màu đỏ, nhỏ, mọc đơn lẻ ở nách lá. Tháng 7 đến tháng 10 là mùa quả của kỷ tử. Nó có màu đỏ sẫm hoặc đỏ vàng, hình trứng, mọng nước. Quả có chiều dài 0,5 – 2cm, đường kính 4 – 8mm, bên trong là hạt hình thận, tương đối nhiều.

Thu hoạch và chế biến

Từ khi trong 3 năm thì cây có thể thu hoạch, mùa để hái quả là hạ và thu. Một cây có thể cho quả 10 năm, đỉnh điểm có thể lên đến 20, 30 năm tùy vào cách chăm sóc. Để quả giữ được chất lượng tốt nhất cần tránh nóng. Chính vì vậy người ta sẽ hái vào sáng sớm hoặc chiều mát. Khi thu hái cần rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Nó có thể dùng tươi hoặc sấy khô để bảo quan lâu dài.

Hình dáng của câu kỷ tử
Hình dáng của câu kỷ tử

Thành phần hóa học

Trong câu kỷ tử có chứa 0,09% chất betain C5H11O2N. Ngoài ra nó còn có các vitamin và chất khoáng như: sắt, kẽm, chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin A,C. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết trong 120g kỷ tử có thể cung cấp10% lượng protein mà cơ thể cần mỗi ngày. Chưa hết, nó còn có chứa Carotene (0,00396%), amon sulfat (0,00023%), acid nictinic (0,0017%).

2. Công dụng của dươc liệu câu kỷ tử

Theo y học cổ truyền

Trong các tài liệu y học cổ cho biết câu kỷ tử  vị ngọt, tính bình, vào 3 kinh Phế, Can và Thận. Nó tác dụng : an thần, minh mục, bổ ích tinh bất túc; nhuận phế, tư thận; nhuận phế, sinh tân, bổ thận, ích khí. Chưa hết, còn bổ thận, can, nhuận phế, minh mục, sinh tinh huyết, cường thịnh âm đạo, bổ huyết tinh. Vị thuốc này chủ trị các bệnh  âm huyết hư tổn, chứng tiêu khát, khái thấu, hư lao can thận âm hư. Đồng thời điều trị hoa mắt, chóng mặt do huyết hư, đau thắt lưng, di tinh, tiểu đường.

Theo y học hiện đại

Các nghiên cứu trên động vật và lâm sàn cho thấy dược liệu có các tác dụng sau:

  • Tăng cường hệ miễn dịch: Nước câu tử với liều lượng nhất định trên chuột nhắt làm tăng cường khả năng thực bào của đại thực bào trong xoang bụng. Đồng thời men lysozyme trong huyết thanh cũng tăng cường hoạt động, nâng cao kháng thể hồng cầu. Tăng số lượng tế bào có kháng thế trong tổ chức nách.
  • Hạ cholesterol huyết: Dịch chiết của dược liệu thí nghiệm trên chuột cống và thỏ có tác dụng giảm cholesterol và bảo vệ gan. Trên lâm sàn, người già trên 60 tuổi cho dùng dung dịch lượng nhất định trong 4 tuần cholesterol huyết, β – lipoprotein và triglycerid đều giảm.
  • Làm chậm sự suy lão: Cho dịch chiết vào thức ăn của ruồi giấm tăng 47% và ức chế sự tích lũy fuscin. Người già dùng 5g kỷ tử trong 10 ngày cho thấy hoạt độ men superoxide dismutase (SOD) tăng 48%,lipid peroxide giảm 65% và hemoglobin (Hb) tăng 12%.
  • Đối với hệ thống máu: Trên chuột nhắt dùng nước sắc dược liệu trong 10 ngày làm tăng lượng bạch cầu.
  • Ngoài ra câu kỷ tử còn tăng thị lực, chống trầm cảm, thải độc gan và nhiều công dụng khác.
Công dụng của dươc liệu câu kỷ tử tron y học
Công dụng của dươc liệu câu kỷ tử tron y học

3. Các bài thuốc có câu kỷ tử

  • Chữa thận hư di tinh, xuất tinh sớm: Câu kỷ tử 240g, thỏ ty 240g; ngũ vị tử 30g; phúc bồ tử 120g; xa tiền tử 60g, nghiền thành bột. Sau đó trộn chung với mật ong, vo viên, mỗi lần dùng 9g.
  • Chữa thần kinh suy nhược, mất ngủ: 500g câu kỷ tử tươi, giã dập ngâm với 2 ký rượu. Sau 2 tuần, ngày uống 1- 2 lần, mỗi lần 30ml.
  • Chữa tinh huyết bất túc: Câu kỷ tử 120g; đương quy 60g; thục địa 180g, ngâm chung với 3 kg rượu. Mỗi lần uống 30ml, ngày uống 2 lần sáng – tối.
  • Thuốc bổ, chữa di tinh: Câu kỷ tử 6g, sinh khương 2g, nhục thong dong 2g, 600ml nước. Đun đến khi sắc lại còn 200ml, uống 3 lần trong ngày.
  • Chữa đau đầu hoa mắt: Câu kỷ tử, sơn thù du, sơn dược, trạch tả, mẫu đơn bì, cúc hoa, thục địa, phục linh tất cả lấy mỗi vị một lượng bằng nhau. Đem tất cả tán min, trộn với mật ong, vo viên, uống mỗi lần 9g.

4. Lưu ý khi sử dụng

Sau đây là một số điều cần chú ý khi sử dụng câu kỷ tử:

  • Không dùng cho người bị huyết áp cao, tâm tạng dễ cáu giận.
  • Người ăn quá nhiều thịt hàng ngày dùng kỷ tử làm sắc mặt đỏ hồng.
  • Dùng quá nhiều dược liệu có thể bị mắt đỏ, khó chịu và giảm thị lực.
  • Người dị ứng với phấn hoa cần tránh xa.
  • Phụ nữ có thai, đang cho con bú không nên dùng.
  • Người dị ứng với các thành hần của thuốc không sử dụng.

5. Mua câu kỷ tử ở đâu?

Hiện nay ta có thể tìm mua câu kỷ tử tại các chợ đông y, nhà thuốc y học cổ truyền hoặc các shop onlne trên nhiều sàn thương mại khác nhau. Giá cả cũng có sự đa dạng giữa các shop, các cơ sở. Chính vị vậy bạn cần lựa chọn nơi cung cấp uy tín, đáng tin cậy để tránh mua phải hàng kém chất lượng.

Mua câu kỷ tử ở đâu?
Mua câu kỷ tử ở đâu?

Trên đây là tất cả thông tin chi tiết về đặc điểm công dụng, lưu ý của dược liệu câu kỷ tử. Tuy là vị thuốc có ích cho sức khỏe nhưng trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Hy vọng bài viết sẽ bổ ích trong hành trình chăm sóc sức khỏe của bạn và người thân!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *