Can khương: vị thuốc đông y từ gia vị hàng ngày

Can khương có tên gọi khác là gừng khô, một loại gia vị phổ biến trong các gia đình Việt. Chúng ta thường biết đến nó như thành phần làm tăng thêm hương vị của món ăn. Thế nhưng ít ai biết rằng đây cũng là một dược liệu có tác dụng chữ bệnh. Vậy gừng có tác dụng gì, sử dụng như thế nào trong điều trị và tốt cho sức khỏe?

1. Tổng quát về cây Can khương

Đặc điểm tự nhiên

Gừng có tên khoa học là Zingiber officinale Roscoe, khi khô chính là Can khương. Nó là loài cây thân thảo, nhỏ, sống lâu năm, cao khoảng 1m.Thân rễ mọc dưới đất, phình to lên thành củ, mọc bò ngang, phân nhánh, lâu dần sẽ thành xơ. Lá không có cuốn, hình mũi mác, dài khoảng 20 cm. Ở giữa lá có gân màu trắng nhạt, nhẵn, có mùi thơm. Hoa có dạng hình trứng, trục hoa xuất phát từ gốc, dài 5cm, màu lục nhạt, có mép vàng. Nhị lép, không có hoặc tạo thành thùy phía bên trong môi. Cách môi vàng, viền ngoài màu tím. Loài cây này thường có ha vào mùa thu và mùa hè.

Thân rễ gừng có dạng ngón tay, nhẵng, dẹp và phân nhánh. Nó có đốt rất rõ ràng, vỏ ngoài màu xám nhăn nheo. Mặt cắt sẽ có chất xơ, bên trong là màu vàng. Đỉnh có vết rễ và vết mầm chất cứng giòn.

Can khương trị nhức đầu, nôn ói
Can khương trị nhức đầu, nôn ói

Thu hoạch, chế biến

Gừng được trồng mọi nơi ở nước ta. Vào mùa hè hoặc mùa thu người ta bắt đầu đào củ lên, cắt bỏ lá, rễ, rửa sạch để dùng tươi. Thân rễ già được đào vào mùa đông, phơi nắng sẽ thu được Can Khương.

Thành phần hoá học

Gừng có 2 – 3% tinh dầu, trong đó chủ yếu là hydrocarbon sesquiterpenic. Ngoài ra còn có chất béo (3,7%), chất nhựa dầu (5%), tinh bột và các chất cay như zingerola, zingeron và shogaola. Các hoạt chất cay này chính là yếu tố quyết định đến độ cay của gừng.

2. Công dụng của gừng

Theo y học cổ truyền

Can khương tính ôn, vị cay, mùi hơi hắc. Can khương đã bào chế ( bào khương) có vị đắng, tính đại nhiệt vào sáu kinh tâm, tỳ, phế, vị thận và đại tràng. Loại dược liệu này có tác dụng ôn trung khử hàn, hồi dương thông mạch. Điều trị các bệnh bụng đau, mạch nhỏ, chân tay lạnh thổ tả, hàn ẩm suyễn ho phong hàn thấp tỳ.

Theo y học hiện đại

Các thí nghiệm trên động vật cho thấy can khương có tác dụng sau:

  • Ức chế thần kinh trung ương: Cao chiết của gừng khô gingerol và shogaol đều ức chế sự vật động tự nhiên của chuột.
  • Giảm mức độ co thắt cơ trơn ruột: Thí nghiệm cho thấy gừng làm giãn mạch và tăng tỷ lệ protein toàn phần và gamma globulin. Đồng thời nó ức chế histamin và acetylcholin, từ đó giảm mức độ co thắc cơ trơn ruột.
  • Hạ nhiệt: Chuột gây sốt bằng men bia cho sử dụng can khương giảm sốt nhờ chất shogaol và gingerol.
  • Diệt khuẩn: Gừng làm giảm hản ứng dị ứng ở chuột lang. Chất cineol còn diệt nhiều loại vi khuẩn.
  • Chống nôn: Trên chó gây nôn bằng đồng sulfat, dịch chiết từ gừng khô có tác dụng.
  • Chống viêm: Tiêm dịch chiết gừng khô cho chuột nhắt ức chế sự tăng tính thẩm thấu của các mao quản.
  • Kích thích sự vận chuyển trong đường tiêu hóa: Dịch chết của can khương tăng sự vận chuyển barisulfat của chuột.
Can khương trị đau bụng, đầy bụng
Can khương trị đau bụng, đầy bụng

3. Các bài thuốc có Can khương

Trị nhức đầu, nôn ói

Chuẩn bị: Can khương 10g, Chích cam thảo 4g, nước 300ml.

Thực hiện: Đun hỗn hợp đến khi sắc lại còn 100ml, chia đều uống trong ngày.

Trị cảm cúm, ho

Chuẩn bị: Gừng khô, rượu.

Thực hiện: gừng giã nhỏ, tẩm rượu sôi, đánh khắp người và xoa vào chỗ đau.

Trị đau bụng, đầy bụng

Chuẩn bị: Can khương sấy khô.

Thực hiện: Tán nhỏ ra, uống mõi ngày 2 -4g.

Trị viêm khớp dạng thấp

Chuẩn bị: Can khương 3g, Phụ tử 6g, Bạch thược 9g, Thục địa 9g, Đương quy 9g, Xuyên khung 9g.

Thực hiện: Các vị trên sắc uống mõi ngày 1 thang.

Trị nhiễm trùng hoại thư

Chuẩn bị: Can khương, quả Táo ta, Phèn chua, mỗi vị mọt lượng bằng nhau.

Thực hiện: Đem tán nhyễn, bôi vào lợi.

Trị cảm hàn, đi phân nước

Chuẩn bị: Can khương, Riềng ấm, mỗi loại 15 -20g.

Thực hiện: Sắc uống trong ngày.

Trị sổ mũi

Chuẩn bị: Gừng khô, bột bạch chỉ.

Thực hiện: Gừng đem giã lấy nước, trộn với dược liệu còn lại, bôi vào huyệt thái dương.

4. Một số lưu ý khi sử dụng Can khương

Gừng khô rất phổ biến, tuy nhiên khi sử dụng bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Người đau bụng do nhiệt và nôn ra máu không dùng được.
  • Người có thai không nên dùng.
  • Không nên dùng can khương trong thời gian dài.
  • Dùng chung với Hoàng cầm, Hoàng liên, Dạ minh sa, Tần tiêu cần chú ý và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Một số lưu ý khi sử dụng Can khương
Một số lưu ý khi sử dụng Can khương

Can khương không chỉ là lọai gia vị, nó còn là dược liệu chữa được nhiều bệnh. Là một vị thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng nó cũng có chỉ định, chống chỉ định và các tác dụng phụ. Vì vậy khi sử dụng gừng khô để trị bệnh cần thông qua ý kiến chuyên môn của bác sĩ. Hãy chia sẻ nếu bài viết hữu ích với bạn và mọi người xung quanh nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *