Bánh da lợn là đặc sản ở đâu? Món bánh dân dã, bình dị, ngon, rẻ

Nằm trong top 100 loại bánh ngon nhất thế giới – bánh da lợn. Loại bánh làm kỳ công, dễ ăn nhờ các nguyên liệu dễ kiếm. Bánh có độ dai mềm, dẻo, giống da lợn. Bánh này được rất nhiều du khách trong và ngoài nước săn đón. Thế nhưng ít ai biết rằng nguồn gốc chính xác của bánh da lợn. Vậy bánh da lợn là đặc sản ở đâu? Qua bài viết này, Visuckhoe.vn sẽ giải đáp ngay thắc mắc này cho bạn!

KHÁM PHÁ NGAY:

1. Bánh da lợn là gì?

Bánh da lợn là gì?

Bánh da lợn là một món tráng miệng của Việt Nam, gồm các lớp bánh dẻo được đan xen với nhau. Bánh được làm từ đậu xanh nghiền, tinh bôth sắn, bột gạo và nước cốt dừa. Theo cách làm truyền thống, bánh da lợn sẽ có màu vàng nhạt từ đậu xanh và màu xanh lá cây từ lá dứa. Ngoài ra, để thích ứng với nhu cầu thị hiếu, bánh da lợn ngày nay đã có thêm các vị như khoai môn và sầu riêng. Sự kết hợp như vậy tạo ra một món ăn tuy lạ nhưng không lạ.

Với việc bánh da lợn lọt top 100 loại bánh ngọt ngon nhất thế giới, cho thấy rằng khách hàng đánh giá rất kỹ tầm ảnh hưởng của loại bánh này và lý do nó được đánh giá cao về hương vị cũng như độ cuốn hút của món ăn.

2. Bánh da lợn là đặc sản ở đâu?

Bánh da lợn là đặc sản ở đâu?

Theo như thông tin Visuckhoe tìm được, bánh da lợn có nguồn gốc từ các tỉnh Nam Bộ. Loại bánh này thường thấy ở miền Tây, miền Nam, miền Nam Trung Bộ. Bánh da lợn khi ăn có vị thanh mát, ngọt thơm, không ngán. Nên nó rất được các du khách trong và ngoài nước yêu thích.

Thế nên chẳng có thể định hình được rằng bánh da lợn là đặc sản ở đâu. Nhưng nó được bày bán ở rất nhiều địa điểm du lịch như Phố cổ Hội An, Chợ Cồn Đà Nẵng,..

3. Bánh da lợn Hội An – một trong đặc sản được bày bán nhiều nhất

Bánh da lợn Hội An

Bánh da lợn Hội An là 1 trong những đặc sản nổi tiếng giữa vô vàn món ngon của phố cổ. Món ăn được bán khá phổ biến ở vỉa hè với mức giá bình dân. Vậy điều gì làm nên sức hấp dẫn của món bánh độc đáo này? Hãy cùng Visuckhoe điểm qua các thông tin chi tiết với bài viết dưới đây nhé.

3.1 Bánh da lợn Hội An có gì đặc biệt?

Món bánh da lợn Hội An vốn được làm từ những nguyên liệu chính là đậu xanh, bột nếp. Tuy sử dụng nguyên liệu đơn giản nhưng quy trình chế biến lại khá cầu kỳ. Từ công đoạn chuẩn bị cho đến hấp bánh phải rất kỹ lưỡng. Như vậy mới có thể đảm bảo hương vị thơm ngon, hình dạng bắt mắt và màu sắc hoà quyện.

Những tấm bánh da lợn rất độc đáo. Bánh được cắt thành từng miếng hình chữ nhật nhỏ. Trên bề mặt bánh là những màu sắc đan xen như xanh, vàng, cam, trắng, đồng thời được phủ 1 lớp óng ánh, bắt mắt.

3.2 Kinh nghiệm tìm mua bánh da lợn Hội An

Để tìm mua bánh da lợn Hội An không quá khó vì đây là món ăn đặc sản phố cổ.  Cụ thể, khi đi dạo bộ xung quanh phố cổ Hội An, chúng ta dễ dàng bắt gặp những quán hàng rong bán bánh khá phổ biến. Giá bán của loại bánh này rất rẻ. Vì thế, bạn có thể mua để thưởng thức và làm quà cho người thân

Một số địa chỉ còn nhận bỏ sỉ bánh da lợn ở Hội An – Đà Nẵng – Huế. Nếu có nhu cầu mua số lượng lớn hoặc kinh doanh, bạn nên tìm đến các cơ sở chế biến bánh da lợn đầu mối để tiết kiệm chi phí hơn. Tất nhiên, đừng quên tìm hiểu kỹ về mức độ uy tín và thử bánh trước khi đặt nhé.

4. Tự làm bánh da lợn có khó không?

Ngoài mua bánh da lợn ngoài hàng, bạn cũng có thể thử sức vào bếp để chế biến món bánh truyền thống kể trên. Cách thực hiện không quá phức tạp, nhất là hiện nay đã có sự hỗ trợ của dụng cụ, máy móc làm bếp.

Để làm bánh da lợn tại nhà, bạn chuẩn bị những nguyên liệu: đậu xanh, bột năng, nước cốt dừa, lá dứa, bột gạo tẻ, đường. Sau đó, hãy chế biến theo trình tự các bước dưới đây:

  • Bước 1: Trộn đường, bột năng, bột gạo tẻ, hoà cùng nước cốt dừa. Đậu xanh nấu chín, bỏ vỏ, chắt bớt nước.
  • Bước 2: Chia hỗn hợp trên làm 2 phần: 1 phần trộn với đậu xanh, 1 phần trộn chung với lá dứa.
  • Bước 3: Hấp bánh bằng cách đổ xen kẽ 2 phần hỗn hợp chồng lên nhau. Chờ cho đến khi chín thì để nguội, cắt bánh ra và thưởng thức.

5. Cách làm bánh da lợn nhiều màu sắc

5.1. Cách làm bánh da lợn 3 màu

Nguyên liệu làm bánh da lợn:

  •  Nước hoa đậu biếc: 35ml.
  •  Bột năng: 300 gr.
  •  Bột gạo: 50gr.
  • Đậu xanh xay nhuyễn: 150gr.
  • Nước cốt dừa: 380 ml.
  • Đường cát: 360 gr (tách ra chén 160gr và 200gr).
  • Nước cốt lá dứa: 300ml.

Quá trình thực hiện:

  •  Phần bánh vàng: trộn đậu xanh, 200gr đường, 150gr bột năng, bột gạo và nước cốt dừa. Trộn đều. Sau đó cho vào máy xay.
  • Mang hỗn hợp vừa xay đi rây để mịn hơn.
  • Phần bánh xanh tím: Cho nước hoa đậu biếc, đường, bột năng, bột gạo rồi trộn đều.
  • Mang hỗn hợp lọc qua rây.
  • Phần bánh xanh lá dứa: Trộn bột năng, bột gạo, đường và nước cốt lá dứa. Sau đó mang đi xay rồi lọc qua rây.
  • Làm nồi hấp cách thủy, quét dầu vào khay bánh. Đổ một màu tùy thích rồi hấp trong 3 phút. Tiếp theo đổ thêm phần màu khác rồi hấp 3 phút. Cuối cùng đổ phần màu bánh còn lại.
  • Hấp xong để nguội và thưởng thức thành phẩm.

5.3. Cách làm bánh da lợn bằng sữa tươi

Nguyên liệu cần có:

  •  Nước hoa đậu biếc: 30ml
  • Đậu xanh xay nhuyễn: 140gr.
  • Đường: 150gr.
  • Bột gạo: 100gr.
  • Bột năng: 300gr.
  • Nước cốt dừa: 120ml (chia làm 3 chén nước riêng).
  • Nước lá dứa: 200ml.
  • Sữa tươi không đường: 50ml.

Cách làm bánh da lợn công thức như sau:

  • Trộn chung bột gạo, bột năng, đường, nước cốt dừa và đậu xanh nhuyễn. Cho xay hỗn hợp rồi dùng rây lọc để hỗn hợp được mịn.
  • Lấy nước hoa đậu biếc khuấy cùng nước cốt dừa và một phần bột. Sau đó lọc rây.
  • Lấy nước cốt dừa cho vào nước lá dứa cùng một lượng bột vừa đủ. Tiếp tục lọc rây.
  • Lấy sữa tươi không đường khuấy cùng nước cốt dừa.
  • Làm nồi hấp cách thủy, quét lớp dầu lên khuôn bánh.
  • Đổ phần màu bánh đầu tiên (tùy chọn) vào khuôn rồi hấp 3 phút. Tiếp theo cho thêm màu bánh thứ hai tùy thích.
  • Bạn có thể làm bánh với 3 – 4 lớp màu sắc. Sau khi hấp xong thì lấy bánh ra để nguội.

6. Gợi ý một số đặc sản Hội An

  • Cao lầu Hội An
  • Cơm gà Hội An
  • Mỳ Quảng
  • Bánh canh
  • Hoàng Thánh
  • Bánh mỳ Phương
  • Bánh vạc
  • Bánh bèo Hội An
  • Bánh đập,…

Qua bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn bánh da lợn là đặc sản ở đâu? Bánh da lợn Hội An là món ăn truyền thống nổi tiếng của phố cổ. Vì thế ít ai không biết đến món ăn này. Nếu như có dịp du lịch phổ cổ Hội An xinh đẹp, đừng quên ghé lại 1 quán hàng rong và thưởng thức món bánh đặc sản này. Nhớ cho Visuckhoe biết cảm nhận của bạn về loại bánh đặc sản này nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *