Đinh lăng: vị thuốc có nhiều công dụng bạn biết chưa?

Đinh lăng là loại cây vô cùng phổ biến và quen thuộc ở nước ta. Nó được ví như ” nhân sâm của người nghèo” với vô số công dụng tốt cho sức khỏe và chữa được nhiều bệnh. Hãy cùng khám phá công năng của loại dược liệu này qua bài viết sau.

1. Đặc điểm của cây đinh lăng

Hình dáng

Đinh lăng còn được gọi với nhiều tên khác nhau như: Cây gỏi cá, Nam dương sâm. Nó có tên khoa học là Polyscias fruticosa L. Cây được trồng khắp nơi ở nước ta. Cây có chiều cao khoảng 0.8m đến 1.5 m, thân nhỏ, không có gai và nhẵn. Lá kép, xe lông chim 3 lần dài 20-40cm. Cuống dày, phiến có nhiều răng cưa không đều. Hoa mọc thành từng cụm, hình chùy, có nhiều hoa nhỏ. Quả dẹt, có vòi, dày 1mm, dài khoảng 3-4mm.

Hình dáng của đinh lăng
Hình dáng của đinh lăng

Thu hái, bào chế

Rễ là bộ phận chủ yếu được sử dụng để làm thuốc. Cây từ 4 – 5 năm tuổi có nhiều dưỡng chất, thích hợp để thu hái. Vào mùa đông, củ được đào lên, rửa sạch để loại bỏ tạ chất. Có thể dùng ngay hoặc phơi khô để bảo quản. Ngoài củ rễ, thân và lá của cây cũng được người dân dùng trị nhiều bệnh.

Thành phần hóa học

Các thành phần trong rễ và lá của cây gồm: 8 loại saponin ( có nhiều loại tương tự nhân sâm), alcoloid, các vitamin B1, B2, B6, vitamin C. Đồng thời dược liệu còn có: 20 acid amin, tanin, acid hữu cơ, tinh dầu, nhiều nguyên tố vi lượng, glycocid, alcaloid, phytosterol và 21,10% đường. Trong đó các amin được xem là cần thiết và quan trọng cho cơ thể như: Lysin, systein, methionin…

2. Công năng của đinh lăng

Theo y học cổ truyền

Đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát. Nó có tác dụng bồi bổ khí huyết, lợi tiểu và cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể. Lá cây được các thầy thuốc đông y dùng điều trị bệnh cảm sốt, giải độc thức ăn, mụn nhọt. Cuối cùng, thân và cành dùng trong các vị thuốc chữa đau lưng, tê thấp. Tất cả các bộ phận của cây đều đem lại công dụng cho y học cổ truyền.

Theo y học hiện đại

Các nhà khoa học đã nghiên cứu, thí nghiệm trên động vật và lâm sàn cho thấy đinh lăng có nhiều tác dụng. Cụ thể:

  • Dịch chiết từ lá cây có khả năng ức chế được vi khuẩn sinh mủ và vi khuẩn đường ruột. Từ đó chống tiêu chảy, tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch đối với bệnh tật.
  • Học viện Quân sự Việt Nam có nghiên cứu về cao của dược liệu làm tăng tỉ lệ các sóng alpha, bêta và giảm tỉ lệ sóng delta. Đồng thời nó còn tăng nhẹ hưng phấn khi thực hiện phản xạ. Có thể nói, vị thuốc hoạt hóa và đồng bộ vỏ não, tiếp nhận chức năng của hệ thần kinh tốt hơn.
  • Ngoài ra, các nghiên cứu khác còn cho thấy đinh lăng giúp giảm stress, chống mệt mỏi, lo âu, bảo vệ gan và cải thiện hoạt động tiểu tiện.
Đinh lăng chữa dị ứng
Đinh lăng chữa dị ứng

3. Các bài thuốc có dược liệu đinh lăng

Chữa nhức đầu, ho, sốt

Chuẩn bị: Đinh lăng tươi 30g, Cam thảo 30g, rau má tươi 30g, chua me đất 20g, lá hoặc vỏ chanh 10g, vỏ quýt 10g, Sài hồ 20g, lá tre tươi 20g.

Thực hiện: Cho tất cả dược liệu vào noi cùng với nước. Đun đến khi sắc lại còn 250ml, chia thành 3 lần uống mỗi ngày.

Chữa đau lưng

Chuẩn bị:  20-30g thân và cành cây đinh lăng.

Thực hiện: Dược liệu đem đun sôi, để uống hàng ngày.

Chữa thiếu máu

Chuẩn bị: Rễ đinh lăng, thục địa, hoàng tinh, hà thủ ô, mỗi loại100g cùng tam thất 20g.

Thực hiện: Đem tất cả tán thành bột mịn. Mỗi ngày dùng 100g.

Chữa dị ứng

Chuẩn bị: 150g – 200g lá đinh lăng tươi.

Thực hiện: Đun sôi 200lm nước rồi cho dược liệu vào, dùng đũa đảo đều. Sau đó ngâm 5 -7 phút, chắt lấy nước uống.

Chữa liệt dương

Chuẩn bị: Rễ đinh lăng, kỷ tử, long nhãn, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô cám nếp, mỗi loại 12g; Cùng với trâu cổ, cao ban long, mỗi vị 8g; sa nhân 6g.

Thực hiện: Sắc dược liệu trên chung với nước, uống trong ngày.

Chữa tắt tia sữa

Chuẩn bị: 400g lá đinh lăng.

Thực hiện: Đun cùng với 300ml trên lửa nhỏ, sắc lại còn 200ml thì tắt bếp. Uống khi còn ấm.

Đinh lăng chữa tắt tia sữa
Đinh lăng chữa tắt tia sữa

4. Một số lưu ý khi dùng

Đinh lăng là loại thảo dược hoàn toàn từ tự nhiên, có ít độc và nhiều công dụng. Tuy vậy nhưng vị thuốc này vẫn có chống chỉ định và kiêng kỵ riêng. Người dùng cần hiểu biết và lưu ý các vấn đề sau:

  • Lạm dụng dược liệu quá mức có thể gây ngộ độc. Cụ thể như: xung huyết ở gan, tim, phổi, dạ dày, ruột và biến loạn dinh dưỡng.
  • Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng  mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy cần dừng uống thuốc, đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.
  • Đối với sản phụ chỉ uống thuốc khi còn ấm, không nên để nguội lạnh hoặc qua đêm.

5. Mua đinh lăng ở đâu?

Đinh lăng là loài thực vật quen thuộc đối với người Việt. Cây được trồng ở khắp nơi, việc tìm kiếm rất dễ dàng. Ngoài ra bạn có thể mua tại các chợ đông y, nhà thuốc y học cổ truyền hoặc thông qua trang thương mại điện tử. Trước khi mua bạn cần lựa chọn cơ sở uy tín và đáng tin cậy, tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.

Trên đây là tất cả thông tin về vị thuốc đinh lăng. Để sử dụng đạt hiệu quả cao nhất và tránh rủi ro xảy, ra bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc người có chuyên môn. Hy vọng bài viết hữu ích đối với bạn và người thân trên hành trình chăm sóc sức khỏe của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *