Công dụng tuyệt vời của vị thuốc mộc thông trong y học

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ sinh học, nhiều loài cây đã được nghiên cứu và chứng minh vài trò của mình. Trong đó, mộc thông là một vị thuốc có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Loại thực vậy này có đặc điểm, thành phần, công năng và cách dùng như thế nào? Kính mời độc giả cùng tìm hiểu và khám phá về mộc thông qua bài viết của Visuckhoe.vn

1. Mộc thông là cây gì?

Đặc điểm sinh thái

Mộc thông có nhiều tên gọi khác nhau như: Phụ chi, Đinh ông, Biển đằng, Đinh phụ, Hoạt huyết đằng,… Nó có tên khoa học là Akebia trifoliata , thuộc họ mộc hương. Cây được phân bố phổ biến tại Trung Quốc. Ở nước này nó có hơn 10 loại khác nhau, tập trung tại nhiều tỉnh. Hiện tại, dược liệu chưa được di thực và gieo trồng tại Việt Nam.

Hình dáng

Đây là dạng dây leo thân gỗ. Thân hình trụ, mảnh và uốn lượng, vỏ bên ngoài màu xám nâu. Lá cây mọc xen kẽ với nhau hoặc thành từng chùm ở những nhánh ngắn. Cuống mảnh, dài  4,5 – 10 cm. Lá có hình elip hoặc oval, thường có 5 lá chét. Quả ra thành đôi hoặc đơn độc, hình elip hoặc thuôn. Chúng có chiều dài 5 – 8 cm, đường kính 3 – 4 cm. Khi chín có màu tím, nứt ra, bên trong chủ yếu là hạt.

Hình dáng cây mộc thông
Hình dáng cây mộc thông

Mô tả dược liệu

Thân là bộ phận được sử dụng để làm dược liệu. Nó có chiều dài 30 – 60 cm và đường kính 1,2 – 2 cm. Vỏ ngoài màu xám, nhiều vết nứt không đều và sần sùi. Bên trong cứng, khó vỡ và xơ, gồm phần da dày, màu nâu vàng. Gỗ có màu trắng vàng, trên ống thân có các lỗ dày đặc.

Thu hái, bào chế

Sau khi trồng từ 5 -6 năm người ta bắt đầu thu hoạch để lấy dược liệu. Những cây mộc thông già được cắt vào mùa thu. Người dân cắt thân leo thành đoạn ngắn, cạo bỏ vỏ rồi cột lại thành từng bó để phơi khô. Ngoài ra cũng có thể ngâm thân leo với nước, ủ mềm. Sau đó thái lát và đem phơi dưới nắng đến khi chuyển thành sắc trắng tro.

Dược liệu được xem là tốt và được dùng để bào chế phải có thân xốp. Bên ngoài vàng nhạt, trong màu vàng đậm hơn. Những thân đen, nhỏ, hoặc đoạn cây bị mối mọt không được sử dụng.

Thành phần hóa học

Trong mộc thông có nhiều thành phần như: betulin, akeboside, saponin, axit oleanolic, hederagein. Ngoài ra nó còn chứa: stigmasterol, inositol, sucrose, beta-sitosterol, daucosterol và muối kali.

2. Tác dụng mộc thông

Theo y học cổ truyền

Mộc thông có vị cay, ngọt, tính bình. Nó không có độc, được quy vào kinh Phế, Tâm, Bàng quang và Tiểu trường. Dược liệu có tác dụng giáng tâm hoa, thông huyết mạch, chỉ khát, an tâm, trừ phiền, thanh phế nhiệt và lợi tiểu tiện. Với công dụng như vậy các thầy thuốc đông y đã sử dụng để điều trị bệnh thống kinh, phụ nữ bế kinh, rối loạn kinh nguyệt, phiền nhiệt, điều trị nghẹt mũi, mụn nhọt. Ngoài ra, bệnh phong thấp, miệng lưỡi lở loét, cổ họng sưng đau hay tắc sữa đều dùng mộc thông hiệu quả.

Theo y học hiện đại

Các nghiên cứu khoa học cho thấy mộc thông có tác dụng:

  • Nước sắc của dược liệu một lượng nhất định có khả năng tăng sức co bóp của cơ tim. Nếu dùng liều cao có thể tác dụng ngược lại, gây ức chế nhịp tim.
  • Thí nghiệm trên thỏ cho kết quả lợi tiểu rõ rệt.
  • Dược liệu ức chế tử cung đối với động vật và người đang mang thai và không mang thai.
  • Ngoài ra, chất acid aristolochic khi dùng quá liều có thể gây ung thư đường tiết niệu, hỏng thận, viêm thận cấp và mạn tính.

3. Các bài thuốc có thành phần dược liệu

Chữa bế kinh

Chuẩn bị: Mộc thông 12g.

Thực hiện: Sắc lấy nước uống.

Mộc thông chữa bế kinh
Mộc thông chữa bế kinh

Chữa tiểu tiện ra máu

Chuẩn bị: Mộc thông 4 g cùng Ngưu tất, Hoàng bá, Sinh địa, Thiên môn đông và Cam thảo, mỗi vị 4g.

Thực hiện: Cho dược liệu cùng 600ml nước, đun đến khi sắc lại còn 200ml. Chia thành nhiều lần uống trong ngày.

Chữa tắt sữa

Chuẩn bị: Mộc thông 12g, móng giò lợn 2 cái.

Thực hiện: Ninh nhừ móng gì với dược liệu, nêm nếm gia vị và dùng.

Chữa lở loét kho đi tiêu do nóng trong người

Chuẩn bị: Mộc thông 10g, sinh địa 20g, hoàng cầm 12g và ngọn cành cam thảo 4g.

Thực hiện: Tất cả dược liệu nghiền thành bột, sắc lấy nước uống.

Chữa tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu đỏ

Chuẩn bị: Mộc thông, đạm trúc diệp,  sinh địa cùng sinh thảo tiêm, lượng bằng nhau.

Thực hiện: Sắc lấy nước uống.

4. Mộc thông kiêng kỵ

Khi sử dụng mộc thông, người dùng cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Phụ nữ có thai tuyệt đối không sử dụng.
  • Người tiểu tiện quá nhiều hoặc thể trạng đang mệt mỏi, không có thấp nhiệt và hoạt tinh không được dùng.
  • Mộc thông dùng quá liều có thể gây ung thư đường tiết niệu, hỏng thận, viêm thận cấp và mạn tính.
  • Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc người có chuyên môn trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn, tránh rủi ro không đáng có.

"<yoastmark

5. Mua mộc thông ở đâu?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nơi bán dược liệu mộc thông. Tại các chợ hoặc nhà thuốc y học cổ truyền, các sàn thương mại điện tử hoặc website, nền tảng xã hội đều có bán. Tuy nhiên, hàng kém chất lượng và không có nguồn gốc rõ ràng vẫn tràn lan, chưa được kiểm soát. Chính vì vậy người dùng cần tỉnh táo, lựa chọn địa chỉ uy tín, đáng tin cậy để thuốc có hiệu quả cao nhất và tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nói tóm lại, mộc thông là một vị thuốc chứa nhiều thành phần có ích cho con người. Đây là loại dược liệu có giá trị trong nền y học trên thế giới. Hy vọng bài viết đã đem lại nhiều kiến thức bổ ích đối với bạn. Lưu ý rằng, trước khi sử dụng dược liệu gì, mọi người chú ý tham khảo ý kiến của bác sĩ, không tự ý mua và dùng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Hãy chia sẻ về cây mộc thông đến bạn bè và mọi người xung quanh nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *